Nghiên cứu cho thấy ngành thời trang đang có những tác động xấu đến môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, các chuyên gia môi trường khuyến khích sử dụng những sản phẩm thời trang được tạo ra từ nguyên liệu thực vật theo công nghệ thân thiện với môi trường mà ngày nay được gọi là thời trang bền vững. Họ hy vọng đây sẽ là xu hướng thời trang mà con người sẽ hướng đến trong tương lai.

1. Chất liệu vải và da làm từ trái cây

Thông thường những sợi vải được chế tạo từ cây bông tự nhiên. Nhưng trên thực tế, do lạm dụng thuốc trừ sâu trong việc trồng và chăm sóc. Nên cây bông không còn thân thiện với môi trường nữa. Ngoài ra, người ta còn thay thế sợi bông bằng sợi tổng hợp (polyester). Khiến cho môi trường bị ảnh hưởng xấu hơn do polyester rất khó phân huỷ. Lại thêm việc khai thác quá mức nguồn da động vật cũng góp phần cho môi trường tệ đi.

Vì thế, đề xuất mới về nguyên liệu dệt chính là từ trái cây. Cụ thể là loại vải hoặc da được tạo ra từ sơ chuối hoặc sơ trái dứa. Gần đây, thương hiệu Piñatex đã đưa vào thị trường loại da bằng sơ trái dứa có giá thị trường chỉ bằng một nửa giá da bò. Đây sẽ là triển vọng mới cho thời trang “xanh” từ lợi thế nguyên liệu có giá thành thấp và bảo vệ môi trường.

Túi xách, vỏ điện thoại và giày làm từ sơ trái cây của hãng Piñatex. (Ảnh: Linda Nylind for the Guardian)

2. Túi làm từ nấm lên men

Công trình nghiên cứu thuộc công ty Modern Meadow, có trụ sở tại New Jersey, Mỹ đã làm nên một bước đột phá trong ngành may mặc bằng phương pháp áp dụng công nghệ lên men tế bào nấm để tạo ra các sợi collagen. Các sợi collagen được ép khuôn và phơi khô (theo quy trình thân thiện với môi trường) để tạo ra một loại da thay thế cho da bò gọi là da sinh học. Theo dự đoán, loại da này sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2020. Sự thân thiện với môi trường của da sinh học phần nào giúp giảm thiểu tình trạng khai thác da động vật quá tải như hiện nay.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác từ hãng Bolt Threads là áp dụng công nghệ lên men nấm để tạo ra vải lụa cũng đang được thực hiện. Hứa hẹn cung cấp cho ngành thời trang nguồn nguyên liệu đa dạng.

Da sinh học được tạo ra bằng phương pháp lên men của Modern Meadow. (Ảnh: Sara Kinney/Modern Meadow)

3. Màu nhuộm thiên nhiên cho thời trang xanh

Việc sử dụng hoá chất nhuộm màu trong may mặc chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây, màu nhuộm hoá học có thể thay thế bằng màu nhuộm có nguồn gốc thực vật. Các nhà khoa học cho biết, màu nhuộm thiên nhiên vẫn có thể kết hợp để tạo ra các màu đẹp mắt và sẽ mang sắc thái tự nhiên hơn.

Màu nhuộm thiên nhiên có thể pha trộn thành nhiều màu khác nhau không kém màu nhuộm hoá chất. (Ảnh: Getty images)

4. Máy giặt được thiết kế có bộ lọc “tinh vi” hơn

Vải sợi tổng hợp hiện nay có nguồn gốc từ dầu mỏ (polyester). Do đó khi giặt quần áo từ vải sợi tổng hợp sẽ vô tình làm rơi ra môi trường nước một lượng bụi vải polyester gây hại đến môi trường. Do đó, bộ lọc trong máy giặt cần được thiết kế sao cho có thể giữ lại bụi vải. Nhằm ngăn chặn chúng phát tán ra môi trường bên ngoài.

5. Ủng hộ việc mặc đồ len tái chế

Len tự nhiên từ lâu đã là chất liệu cổ điển trong may mặc. Nhưng để bảo vệ lợi ích môi trường sống thì việc tái chế những nguyên liệu thân thiện trong công nghiệp thời trang là điều cần thiết. Cần giảm thiểu khai thác lông cừu và lông dê. Đồng thời bảo vệ động vật ở mức cân bằng với môi trường sinh thái. Bằng việc nâng cao cơ hội phát triển cho thời trang bền vững.

6. Lụa thay thế cho vải nylon

Công ty sản xuất lụa Silk Inc ở Anh đã thành công trong việc chế tạo ra một loại tơ tằm chống thấm nước. Có thể làm lớp phủ co giãn với độ đàn hồi tương đương chất liệu nylon trong quần áo thể thao. Nghiên cứu này được đánh giá là bước tiến mới trong lĩnh vực thời trang.

(Ảnh: Ishi)

7. Công nghệ 3D tạo mẫu trang phục thời trang xanh

Nhà thiết kế thời trang Danit Peleg là nguời tiên phong áp dụng công nghệ này cho những khách hàng của mình. Đầu tiên, khách hàng sẽ được quét toàn cơ thể bằng phần mềm 3D-print. Phần mềm sẽ ghi lại chính xác các chi tiết về kích cỡ của cơ thể khách hàng. Thông qua phần mềm 3D-print, nhà thiết kế sẽ in ra bản tạo mẫu. Từ thông số cơ thể đã được ghi lại đó cùng yêu cầu của khách hàng để tiến hành may một bộ trang phục mà không làm lãng phí nguyên liệu.

Bộ sưu tập thời trang từ công nghệ 3D-print của nhà thiết kế Danit Peleg. (Ảnh: Bon Wongwannawat)

8. Giao dịch quần áo cá nhân

Thương mại điện tử phát triển tạo cơ hội cho nhiều hình thức kinh doanh trực tuyến mới ra đời trong đó có kinh doanh quần áo cá nhân. Mới đây thương hiệu Patagonia đã hợp tác với đại lý bán lẻ trực tuyến Yerdle. Họ tạo ra trang web Worn Wear. Đây là trang web sẽ giúp mọi người bán lại bộ quần áo mới (sau khi mua về cảm thấy không hài lòng) với cửa hàng mà bạn đã mua chúng. Tuy mức giá mua lại sẽ thấp hơn một chút so với ban đầu nhưng sẽ tránh phải lãng phí vì phải bỏ đi bộ quần áo chưa được mặc lần nào.

(Ảnh: Getty images)

9. Quần áo tự “liền”

Theo nghiên cứu của Đại học Penn State ở Mỹ, các protein trong răng mực ở dạng lỏng sẽ được sử dụng như là lớp kết nối chất liệu vải khi bị rách. Loại protein lỏng này hiện đang được ứng dụng trong ngành y tế nhưng trong tương lai người ta tin rằng chất liệu này sẽ giúp cắt giảm đi số lượng kim chỉ đáng kể cho công nghiệp thời trang. Quy trình sản xuất may mặc sẽ đơn giản hơn khi có thể nối các mảnh vải thành bộ trang phục mà không mất nhiều công sức và nguyên liệu.

10. Thời trang xanh – Cho thuê quần áo cao cấp

Công ty cho thuê thời trang cao cấp Armarium của Mỹ đã tiến hành dịch vụ này qua việc cho những người có nhu cầu thuê lại trang phục hàng hiệu. Dịch vụ này sẽ giúp những chiếc quần áo cao cấp bị “lãng quên” được trao đổi mà không bị bỏ ra môi trường bên ngoài.

Cửa hàng của Armarium. (Ảnh: Getty Images/ Courtesy of Armarium)

—————-

Nguồn: Internet

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version