“Theo PGS.TS Lê Quang Diễn – Trung tâm Polyme Composite và Giấy – Viện kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội: “Cốc giấy hiện nay để đựng thực phẩm lỏng hay đồ uống thì bên trong có phủ một lớp polyethylene hoặc polymer hữu cơ để tránh thấm nước, thấm chất lỏng vào thành cốc. Rõ ràng có thể thấy polyethylene để có thể phân hủy sinh học được thì mất cả trăm năm”.
Dù được cấu thành chủ yếu từ giấy, nhưng do được tráng một lớp nhựa polyethylene, cốc giấy không có khả năng phân hủy hoàn toàn. Theo thông tin từ các nhà phân phối, thị trường Việt Nam gần như chỉ lưu hành loại cốc giấy phủ polyethylene này. Hơn nữa, việc tái chế triệt để một vật liệu vừa cứng, vừa dai như cốc giấy cũng gặp nhiều khó khăn.
Ảnh minh họa, nguồn: internet
Theo thống kê năm 2018 của tổ chức Earth Day Network, mỗi năm có đến 16 tỷ chiếc cốc giấy được sử dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1% số đó được tái chế. Số còn lại bị mắc kẹt trong những bãi rác, thậm chí bị chôn vùi vào đất hoặc lưu lạc trong các nguồn nước, góp phần vào nạn ô nhiễm rác thải nhựa. Ở Việt Nam, chưa có một số liệu thống kê cụ thể nào về số lượng cốc giấy được tái chế, cũng như số lượng các cơ sở đạt chuẩn nhận tái chế cốc giấy.” Theo VTV
Chính vì vậy, dù bạn sử dụng cốc nhựa hay cốc giấy đều gây hại đến môi trường. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng ly hoặc bình nước cá nhân, tái sử dụng để hạn chế việc tạo ra rác thải.
Theo VTV