Tác giả: Bui Yen

Đó là thông tin đáng chú ý được ông David Riddle, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đưa ra tại Lễ ra mắt cuốn sách “Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Read More

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường, cũng như dành nhiều sự quan tâm cho các hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility). Nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp Institute for Business Value (thuộc IBM) cho thấy, có đến 62% người dùng sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng để giảm thiểu tác động đến môi trường, 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn. Có thể thấy thị trường của các sản phẩm thân…

Read More

Tôi vẫn nhớ rõ là đến tận đầu những năm 1990, hoạt động thu mua phế liệu và giấy vụn vẫn rất phổ biến ở hang cùng ngõ hẻm, dù tôi sống tại thành phố phát triển nhất nước. “Ai nhôm đồng sắt vụn giấy rách bán không” đã hằn vào tâm trí những đứa trẻ 8X chúng tôi – “đối tác quan trọng” của một trong những hình thức giao dịch kinh tế vỉa hè phổ biến lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đến những năm 2000, tôi hầu như không còn thấy những người thu mua này xuất hiện…

Read More

Điều khiến tôi cảm thấy khó khăn nhất khi lần đầu tiên đến sống, làm việc ở Hàn Quốc là vứt rác. Hàn Quốc không chỉ phân loại rác từ nguồn, mà còn có nhiều quy định rất khắt khe. Lần đó trong bếp ăn chung ở Học viện Hàn Quốc học, tôi đã có một trải nghiệm nhớ đời. Sau khi đập hai quả trứng gà cho bữa tối, tôi vô tư lự quăng vỏ trứng vào thùng rác thực phẩm. Lúc này, một nghiên cứu sinh người Hàn Quốc nhìn tôi bằng thái độ lạ lẫm rồi hỏi,…

Read More

Dăm bảy năm trước, tôi sống trong một con ngõ sát bờ sông Sét thuộc phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Cán bộ phường lúc bấy giờ tới từng hộ gia đình vận động phân loại rác tại nhà. Phường coi đây là một “điểm sáng” về bảo vệ môi trường. Tôi đi mua ngay ba thùng rác to, hướng dẫn chi tiết mọi người trong nhà cách phân loại. Nhưng khi chúng tôi mang ba túi rác đã phân loại ra lề đường, một chiếc xe thu gom chạy tới, đổ ụp cả ba túi vào chung…

Read More

Bảy năm trước, tôi có chín tháng sống và học tập tại Ghent, Vương quốc Bỉ – một thành phố nhỏ xinh, cổ kính, với rất nhiều lâu đài, nhà thờ từ thời trung cổ được gìn giữ nguyên vẹn. Tôi thuê một phòng trọ giá rẻ cho sinh viên. Ngày đầu tiên, chủ nhà dẫn tôi đi một vòng, hướng dẫn sử dụng máy sưởi và đồ dùng nhà bếp. Trong bếp có một góc với hai khung thép gắn túi nilon màu xanh dương và màu vàng in chữ IVAGO rất lớn, kèm một thùng giấy carton kế…

Read More

Tôi thường được tặng túi vải khi tham gia các hội thảo, sự kiện. Loại sản phẩm này ngày càng được nhiều nhà tổ chức lựa chọn thay thế cho việc sử dụng túi nhựa một lần nhằm “hạn chế rác thải nhựa – bảo vệ môi trường”. Túi vải cotton, túi vải không dệt, túi giấy, ống hút tre… dần trở thành xu hướng, được giới trẻ yêu thích và mở ra một thị trường kinh doanh mới. Đây đều là những thúc đẩy cung – cầu tích cực, khi nhận thức về tính bền vững và sự quan…

Read More

Tôi tiết kiệm được vài triệu đồng mỗi tháng nhờ tự nấu, hạn chế ăn nhanh uống vội ngoài đường. Tôi và má tôi đều vui. Số tiền đủ để tôi mua sữa cho cậu con trai hơn hai tuổi ở quê với má. Kiếm tiền đã khó, tiết kiệm tiền cũng không hề dễ, mặc dù đó không phải mục tiêu ban đầu. Mục tiêu ban đầu của tôi là kiêng rác nhựa. “Em đổ vào đây, anh đừng chê ít”, cô bé nhân viên quán cà phê trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP HCM ném…

Read More

Mỗi lần đọc tin về mưa lũ, tôi lại lạnh người nhớ chuyện má con tôi từng suýt chết. Năm 1999, lụt to ở Nông Sơn, Quảng Nam. Nước dâng lên sát thềm nhà, má tôi đóng một chiếc bè chuối để chạy lũ. Trong buổi sáng kinh hoàng đó, chiếc bè của má con tôi bị gió đẩy ra giữa dòng nước lớn. Giữa mênh mông nước, hai má con chống chèo, cố cho chiếc bè tấp vào một mô đất. Với sức phụ nữ và trẻ nhỏ, sau hơn hai tiếng vật lộn với gió và nước, bè…

Read More

Gần bảy mươi tuổi, bác Ba vẫn đều đặn ra biển, bác đã gắn bó với vùng đất này gần cả đời người. “Sóng biển ở đây hiền, nhưng đến mùa gió chướng thì tàn phá dữ lắm”. Vừa nói bác vừa chỉ vào những mảng bêtông lục giác mòn nhẵn, vài chỗ trơ lên những thanh sắt gỉ sét bên trong. Xa xa, những tảng đá “bánh ú” lúc ẩn lúc hiện khi những cơn sóng đi qua. Bác kể trước đây, rừng chạy từ đá “bánh ú” đến con đê này, lúc ấy, con đê vẫn còn bằng…

Read More