• Cộng đồng
  • Cảnh báo
  • Tăng trưởng xanh
  • Nhịp sống xanh
  • Sự kiện xanh
  • Green network
  • Góc nhìn xanh
  • Doanh nghiệp
  • Green in Global
  • Quà tặng xanh
  • Cộng đồng
  • Cảnh báo
  • Tăng trưởng xanh
  • Nhịp sống xanh
  • Sự kiện xanh
  • Green network
  • Góc nhìn xanh
  • Doanh nghiệp
  • Green in Global
  • Quà tặng xanh
Home » Blog » Bắt buộc phân loại rác tại nguồn sắp có hiệu lực, liệu có khả thi?
Chính sách xanh

Bắt buộc phân loại rác tại nguồn sắp có hiệu lực, liệu có khả thi?

Hoàng SơnBy Hoàng SơnTháng 12 7, 2024Updated:Tháng 12 10, 2024Không có bình luận4 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Từ ngày 1/1/2025, việc phân loại rác tại nguồn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc tại tất cả các địa phương trên cả nước. Đây là bước đi quan trọng nhằm giảm áp lực lên môi trường, tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, để chủ trương này thực sự hiệu quả, chúng ta còn đối mặt với nhiều thách thức. Về vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS. TS Trương Mạnh Tiến, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

PV: Thưa ông, mốc 1/1/2025 sắp tới, là thời điểm cần bắt buộc phân loại rác tai nguồn. Xin ông cho biết ý nghĩa của công tác phân loại rác với cuộc sống và nền kinh tế của chúng ta?

PGS. TS Trương Mạnh Tiến: Việc này có ý nghĩa rất lớn, bởi vì là thứ nhất giúp chúng ta tiết kiệm được nguyên liệu,vì trong khi thải ra thì trong các chất thải đấy vẫn có thể tận dụng để có được nguyên liệu từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác, rác thải của bên này nó lại là đầu vào nguyên liệu cho nơi khác.

Cái thứ hai nữa là nó đảm bảo việc không bị ô nhiễm ở khu dân cư và ngay tại các gia đình, đảm bảo được thứ nhất là sẽ có thời gian quy định cụ thể để đưa nó đi và rác không bị lưu giữ lâu. Tiếp nữa là ngoài việc tiết kiệm và thực hiện kinh tế tuần hoàn như hiện nay thì nhiều loại rác có thể làm phân vi sinh.

PV: Rõ ràng có nhiều khó khăn, thách thức, vậy theo ông đâu là những khó khăn cần tập trung giải quyết ưu tiên, và kiến nghị của ông là gì để kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất?

PGS. TS Trương Mạnh Tiến: Việc vận động lâu nay là các phong trào, sau đấy thì thôi. Hết dự án thì dừng lại, thế nhưng đây được ghi trong luật, hướng dẫn cụ thể thì nó tạo một nếp rất tốt trong đời sống sinh hoạt của chúng ta, bảo vệ môi trường nói chung.

Những vấn đề vướng thì hiện nay vì thời hạn rất gấp rồi, chỉ còn có gần một tháng nữa thôi mà trong khi đó thú thực tôi được biết là hướng dẫn kỹ thuật cũng chưa triệt để được cho tất cả 63 tỉnh, thành.

Thứ hai nữa là đang rất thiếu là về nguồn lực, nhân lực, tài lực, nguồn lực tài chính, lẽ ra khi mà phân loại triệt để rác tại nguồn thì các loại đã được phân ra trong các túi đựng khác nhau, thì trong quy định là sẽ đánh thuế học phí vào khối lượng.

Nhưng mà bao bì quy định khối lượng đấy chúng ta chưa có được để mà bán. Vì nếu làm như các nước thì khi có bao bì thì người ta sẽ cố gắng nếu có nhiều rác người ta sẽ lèn thật là chặt, càng nhiều càng tốt vì ta người ta chỉ dùng một loại phí như nhau.

Cái điểm nữa khi mà phân loại rác tốt rồi nhưng mà đến nơi trung chuyển thì lại đổ chung vào. Ví dụ bất kỳ khu tập thể nào cũng thế, có một đường ống từ các tầng cao họ đưa xuống thì rác lại vứt cùng với nhau và xe của chúng ta lại vận chuyển chung tất cả rác đến một nơi. Đâu lại vào đó, lại phải phân loại một lần nữa, như thế không triệt để. Cá nhân tôi thấy đến mùng 1/1/2025 có thể là khó đạt được.

Tiếp nữa là hiện nay các công nghệ không đủ, một số cơ sở là có thể có được thôi. Thế rồi ý thức của người dân thì mặc dù đã hiểu rồi, đã biết rồi đấy nhưng chưa thành ý thức thường trực, thành ra là cũng khó.

Tôi nói thật là ngay cả khu chúng tôi ở đây thôi họ cũng không phân loại rác triệt để đâu và mong rằng bà con chúng ta một lần nữa là khi chúng ta hiểu rồi, thấy được giá trị của việc phân loại chất thải tại nguồn, thì mình làm cho nó tốt đi, để góp phần vào kinh tế tuần hoàn, trong đó có xử lý ô nhiễm môi trường của chúng ta được tốt nhất có thể.

Theo Xuân Tú – VOV online

phân loại rác
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Hoàng Sơn

Related Posts

TP.HCM ban hành mức thu tiền rác mới, áp dụng theo khu vực từ ngày 1-6

Tháng 5 8, 2025

“Giải cứu” môi trường ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Tháng 5 7, 2025

Ban hành quy chuẩn khí thải xe máy trong tháng 4

Tháng 3 18, 2025
Leave A Reply Cancel Reply

Demo
Top Posts

10 biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch hiệu quả nhất hiện nay

Tháng 8 20, 202483 Views

Thực trạng công bố báo cáo ESG tại Việt Nam và các khuyến nghị

Tháng 9 4, 202478 Views

“Thủ lĩnh” Nguyễn Lương Ngọc chia sẻ cảm xúc sau khi Sài Gòn Xanh đạt giải Dự án Kịp thời của Human Act Prize 2024

Tháng 12 16, 202456 Views

Hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải công nghiệp

Tháng 8 21, 202454 Views
Don't Miss
Green in Global

Nhà hàng đầu tiên không dùng thùng rác ở Mexico

By Winter PhamTháng 6 17, 20250

Baldío là nhà hàng đầu tiên không dùng thùng rác ở Mexico, họ tận dụng…

Biến rác thải dệt may thành giấy: Cỗ máy ‘kỳ diệu’ của một doanh nghiệp Bỉ

Tháng 6 12, 2025

Nồng độ CO2 toàn cầu vượt ngưỡng

Tháng 6 12, 2025

Hướng đi mở cho tuần hoàn rác thải nhựa

Tháng 6 5, 2025
Stay In Touch
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Instagram
  • YouTube
  • Vimeo

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from SmartMag about art & design.

Demo
Facebook-f Youtube X-twitter Linkedin Instagram

© 2024 Mạng xã hội sống xanh Green Style. Giấy phép MXH Số 202/GP – BTTTT cấp ngày 23/07/2024. Vận hành & phát triển:Công ty CP Doanh nghiệp xã hội Green Journey
Giấy CNĐKKD số 0317373547, cấp ngày 06/07/2022 bởi sở KHĐT TP.Hồ Chí Minh.

Thông tin

  • Sự kiện
  • Tiêu điểm
  • Nhịp sống xanh
  • Tăng trưởng xanh

Khám phá

  • Green Fashion
  • Green Gift
  • Green Community Garden
  • Green Hero

Cộng đồng

  • Cẩm nang
  • Kết nối
  • Thư viện
  • Tham gia
  • Truyền thông

© All rights reserved

  • Chính sách bảo mật
  • Thỏa thuận người dùng
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Thỏa thuận người dùng
  • Liên hệ

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.