• Cộng đồng
  • Cảnh báo
  • Tăng trưởng xanh
  • Nhịp sống xanh
  • Sự kiện xanh
  • Green network
  • Góc nhìn xanh
  • Doanh nghiệp
  • Green in Global
  • Quà tặng xanh
  • Cộng đồng
  • Cảnh báo
  • Tăng trưởng xanh
  • Nhịp sống xanh
  • Sự kiện xanh
  • Green network
  • Góc nhìn xanh
  • Doanh nghiệp
  • Green in Global
  • Quà tặng xanh
Home » Blog » Biến đá thành công cụ thu giữ CO2 vĩnh viễn
Tiêu điểm xanh

Biến đá thành công cụ thu giữ CO2 vĩnh viễn

Winter PhamBy Winter PhamTháng 2 24, 2025Không có bình luận4 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email
  • Cách đo dấu chân carbon của bạn
  • Lối sống tối giản của người Nhật để cuộc sống tươi đẹp hơn

Công nghệ loại bỏ CO2 vốn đắt đỏ, nay có thể thay bằng những phiến đá vôi với công nghệ kế thừa từ phương thức sản xuất xi măng, theo nghiên cứu từ đại học Stanford.

Nung đá vôi ở nhiệt độ cao cùng một vài khoáng chất có thể biến chúng thành hỗn hợp “hút” CO2 nhanh chóng từ khí quyển và lưu trữ vĩnh viễn, theo nghiên cứu của các nhà hóa học từ đại học Stanford (Mỹ).

CO2 là tác nhân chính gây nóng toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thực tế, Trái Đất có nguồn khoáng chất vô tận loại bỏ được CO2 khỏi khí quyển, nhưng quá trình phản ứng tự nhiên giữa các chất không đủ nhanh so với tốc độ phát thải của con người, theo GS Matthew Kanan, tác giả chính của nghiên cứu nói trên tạp chí khoa học Nature ngày 19/2.

Trong tự nhiên, các khoáng chất silicate phản ứng với nước và CO2 trong khí quyển tạo thành hợp chất bicarbonate ổn định và khoáng chất carbonate thể rắn, một quá trình được gọi là phong hóa. Tuy nhiên, phản ứng này có thể mất hàng trăm đến hàng nghìn năm.

Kanan và cộng sự của ông, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Yuxuan Chen, học hỏi công nghệ từ quy trình sản xuất xi măng từ nhiều thế kỷ trước, phát triển một quy trình mới đẩy mạnh quá trình hấp thụ CO2 từ các khoáng chất tự nhiên

Với quy trình sản xuất xi măng truyền thống, đá vôi được nung ở 1.400 độ C, chuyển hóa thành calcium oxide (CaO), rồi trộn với cát để tạo ra thành phần chính trong xi măng.

Thay vì dùng cát, hai nhà hóa học của Stanford kết hợp CaO với một loại khoáng chất khác chứa magie (Mg) và silicate. Khi được nung nóng, hai loại khoáng chất này phản ứng và chuyển thành MgO và canxi silicate (Ca2O4Si), hai loại kiềm phản ứng mạnh với CO2 có tính axit trong không khí.

Ở nhiệt độ phòng, khi để MgO và Ca2O4Si tiếp xúc với nước và CO2 tinh khiết, chúng chuyển hóa hoàn toàn trong vòng hai giờ. Sau phản ứng, carbon từ CO2 bị giữ lại trong hợp chất mới.

Nhóm nhà hóa học cũng thử nghiệm đặt hai khoáng chất kiềm nói trên ở dạng ướt, tiếp xúc trực tiếp với không khí tự nhiên, môi trường có nồng độ CO2 thấp hơn nhiều so với CO2 tinh khiết từ bể chứa thí nghiệm. Trong thử nghiệm này, phản ứng hóa học mất nhiều tuần và nhiều tháng, vẫn nhanh hơn hàng nghìn lần so với quá trình tự nhiên.

Sau khi bù trừ lượng khí thải từ việc đốt lò nung, họ ước tính mỗi tấn vật liệu có thể loại bỏ một tấn CO2 khỏi khí quyển. Kanan đang hợp tác với một nhà khoa học khác để phát triển lò nung chạy điện thay vì đốt nhiên liệu hóa thạch. Nghiên cứu này đang được tài trợ từ bộ phận thúc đẩy phát triển bền vững của đại học Stanford để đưa vào thực tiễn.

Mỗi năm, hơn 400 triệu tấn chất thải mỏ có silicate phù hợp được tạo ra trên toàn thế giới, cung cấp nguồn nguyên liệu thô tiềm năng để loại bỏ CO2, Chen nói. Nhà khoa học này tính toán trữ lượng hiện tại đủ để loại bỏ vĩnh viễn CO2 nhiều hơn lượng con người từng thải ra.

Nhóm nhà khoa học cũng đang thử nghiệm rải hai hợp chất này trên đất nông nghiệp. Kết thúc phản ứng, các khoáng chất chuyển hóa thành bicarbonate, có thể đi vào lòng đất và chôn vĩnh viễn trong đại dương. Phương pháp này hữu ích cho nông dân khi cần tăng kiềm cho đất (tương tự bón vôi).

Những giải pháp nhằm kiểm soát bầu khí quyển thường gây tranh cãi. Nhưng những năm gần đây, các nhà khoa học từ Liên Hợp Quốc cho rằng giải pháp này là không thể tránh khỏi để ngăn tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức độ nguy hiểm, theo Washington Post. Bên cạnh các công nghệ loại bỏ vĩnh viễn CO2 khỏi khí quyển, giới chuyên gia cho rằng cần cắt giảm hơn nữa tình trạng sử dụng nhiên liệu hóa thạch để ngăn tình trạng nóng lên toàn cầu.

VnExpress (Theo Science Daily, Stanford)

CO2 đá vôi greenstyle tiêu điểm xanh
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Winter Pham

Related Posts

Ra mắt mô hình “Biển cần Bạn – Bạn cần Biển”

Tháng 5 14, 2025

TP.HCM ban hành mức thu tiền rác mới, áp dụng theo khu vực từ ngày 1-6

Tháng 5 8, 2025

“Giải cứu” môi trường ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Tháng 5 7, 2025
Leave A Reply Cancel Reply

Demo
Top Posts

10 biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch hiệu quả nhất hiện nay

Tháng 8 20, 202482 Views

Thực trạng công bố báo cáo ESG tại Việt Nam và các khuyến nghị

Tháng 9 4, 202457 Views

“Thủ lĩnh” Nguyễn Lương Ngọc chia sẻ cảm xúc sau khi Sài Gòn Xanh đạt giải Dự án Kịp thời của Human Act Prize 2024

Tháng 12 16, 202456 Views

Hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải công nghiệp

Tháng 8 21, 202448 Views
Don't Miss
Dự án Xanh

Ra mắt mô hình “Biển cần Bạn – Bạn cần Biển”

By Winter PhamTháng 5 14, 20250

Để bảo vệ môi trường biển, nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa đang được…

TP.HCM ban hành mức thu tiền rác mới, áp dụng theo khu vực từ ngày 1-6

Tháng 5 8, 2025

“Giải cứu” môi trường ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Tháng 5 7, 2025

Thách thức giảm chất thải nhựa nhìn từ 5,3 tỷ ống hút mỗi năm

Tháng 5 6, 2025
Stay In Touch
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Instagram
  • YouTube
  • Vimeo

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from SmartMag about art & design.

Demo
Facebook-f Youtube X-twitter Linkedin Instagram

© 2024 Mạng xã hội sống xanh Green Style. Giấy phép MXH Số 202/GP – BTTTT cấp ngày 23/07/2024. Vận hành & phát triển:Công ty CP Doanh nghiệp xã hội Green Journey
Giấy CNĐKKD số 0317373547, cấp ngày 06/07/2022 bởi sở KHĐT TP.Hồ Chí Minh.

Thông tin

  • Sự kiện
  • Tiêu điểm
  • Nhịp sống xanh
  • Tăng trưởng xanh

Khám phá

  • Green Fashion
  • Green Gift
  • Green Community Garden
  • Green Hero

Cộng đồng

  • Cẩm nang
  • Kết nối
  • Thư viện
  • Tham gia
  • Truyền thông

© All rights reserved

  • Chính sách bảo mật
  • Thỏa thuận người dùng
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Thỏa thuận người dùng
  • Liên hệ

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.