• Cộng đồng
  • Cảnh báo
  • Tăng trưởng xanh
  • Nhịp sống xanh
  • Sự kiện xanh
  • Green network
  • Góc nhìn xanh
  • Doanh nghiệp
  • Green in Global
  • Quà tặng xanh
  • Cộng đồng
  • Cảnh báo
  • Tăng trưởng xanh
  • Nhịp sống xanh
  • Sự kiện xanh
  • Green network
  • Góc nhìn xanh
  • Doanh nghiệp
  • Green in Global
  • Quà tặng xanh
Home » Blog » Hạn mặn gay gắt, người dân phải mua nước ngọt 100.000 đồng/m3
Nhịp sống xanh

Hạn mặn gay gắt, người dân phải mua nước ngọt 100.000 đồng/m3

Bui YenBy Bui YenTháng 2 23, 2024Updated:Tháng 9 21, 2024Không có bình luận6 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Dự báo năm nay hạn mặn sẽ gay gắt hơn mức trung bình 10 năm qua. Chỉ mới đầu mùa khô, nhưng nhiều hộ dân ở Bến Tre đã phải mua nước ngọt với giá 100.000 đồng/m3 để sử dụng.

Hòa nước ngọt với nước máy nhiễm mặn để dùng tiết kiệm

Cách biển hơn 20km, nhưng nhiều ngày nay bà Châu (trú tại xã Tân Phong, huyện Thạnh Phú) đang phải khốn đốn vì hạn mặn. Gia đình bà Châu và gia đình em gái phải chung nhau mua nước ngọt với giá 100.000 đồng/m3, rồi hòa với nước máy nhiễm mặn để dùng cho đỡ tốn.

Hạn mặn gay gắt, người dân phải mua nước ngọt 100.000 đồng/m3 - 1

Bản đồ độ mặn của Đài Khí tượng thủy văn Bến Tre cho thấy xâm nhập mặn đã bao phủ hầu hết sông ngòi tỉnh này (Ảnh: UBND tỉnh Bến Tre).

“Nước do nhà máy cung cấp cũng mặn như nước sông, không thể nấu ăn, tắm rửa. Hôm nào lặng gió thì đỡ mặn, hôm nào gió nhiều thì mặn nhiều.

Xung quanh đây ai cũng phải chịu cảnh như thế cả, trước Tết cũng mặn rồi, nhưng giờ mặn đắng. Để tiết kiệm, tôi tắm giặt bằng nước máy, rồi xả lại bằng nước ngọt”, bà Châu nói.

Xe bán nước giao hàng tại nhà em gái vì bên đó dùng nhiều hơn. Cứ chiều chiều, bà Châu lại phải đẩy xe đạp hơn 500m sang nhà em gái để thồ nước ngọt về.

Cách nhà bà Châu hơn 1km về hướng nội địa, quán rửa xe của chị Quỳnh đang phải chịu cảnh đìu hiu. Ngày thường, chị Quỳnh dùng nước máy giá hơn 8.000 đồng/m3 để rửa xe cho khách, lấy giá 25.000 đồng/xe.

Nay nước máy nhiễm mặn, chị Quỳnh phải mua nước ngọt giá cao, vì thế mỗi lượt rửa xe đã tăng giá thêm 5.000 đồng. Giá tăng, nên vắng khách, nhưng chị Quỳnh còn may vì những quán rửa xe trong vùng mà không có bể chứa nước ngọt đều đã phải tạm nghỉ.

“Mình nói với người ta là rửa nước ngọt nên giá cao, ai chịu thì rửa. Nước đắt, nên rửa cũng phải tiết kiệm. Mua 100.000 đồng/m3, nhưng chỉ là nước giếng thôi, không ăn uống được”, chị Quỳnh nói.

Hạn mặn gay gắt, người dân phải mua nước ngọt 100.000 đồng/m3 - 2

Quán rửa xe của chị Quỳnh phải ghi rõ rửa xe nước ngọt để thông báo cho khách hàng (Ảnh: Nguyễn Cường).

Không xa quán rửa xe của chị Quỳnh là quán gội đầu của chị Loan. Chị Loan than rằng nước máy nhiễm mặn thì những người làm nghề như chị là ảnh hưởng nhất.

“Tôi mua nước ngọt, xe người ta chở đến. Cũng không biết nước đó lấy từ đâu nhưng thấy ai cũng dùng. Với giờ không mua, thì không có nước gội đầu cho khách, gội nước máy nhiễm mặn thì không lên bọt.

Dù vậy, để tiết kiệm, nước đầu tôi vẫn dùng nước máy, chấp nhận thêm dầu. Chỉ có nước cuối là xả bằng nước ngọt thôi”, chị Loan nói.

Mỗi lượt gội đầu chỉ có giá 30.000 đồng, nên mọi chi phí tăng thêm chị Loan đều phải căn ke. Với mỗi khách, chị Loan đong sẵn can 10 lít nước ngọt để phục vụ cho có chừng, tránh lãng phí.

Xâm nhập mặn đã lan rộng

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre nhận định, mùa khô năm 2023-2024 mặn xâm nhập sớm, sâu và kéo dài hơn so với trung bình 10 năm gần nhất. Mặn bắt đầu xâm nhập từ tháng 11/2023, kéo dài đến tháng 5/2024.

Theo bản đồ xâm nhập mặn mà đơn vị này cung cấp, gần như toàn bộ sông ngòi ở Bến Tre đều đã bị mặn xâm nhập ở các mức độ khác nhau. Có nơi độ mặn trên 3‰ đã vào sâu nội địa hơn 40km dọc theo sông chính.

Hạn mặn gay gắt, người dân phải mua nước ngọt 100.000 đồng/m3 - 3

Nhà vườn ở Bến Tre đã có kinh nghiệm trữ nước ngọt để tưới cây trong mùa hạn mặn (Ảnh: Nguyễn Cường).

UBND tỉnh Bến Tre cho biết, tính đến kỳ báo cáo giữa tháng 2, độ mặn trên sông thuộc các huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú cao nhất ở mức 3,1‰; còn độ mặn trên sông tại các huyện nội địa gồm Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc và Châu Thành cao nhất ở mức 3‰.

Tỉnh Bến Tre có gần 1.700 cống ngăn mặn, vận hành đóng mở theo độ mặn thực tế trên sông. Do độ mặn tăng cao, các cống ở cuối nguồn đã đóng từ đầu năm đến nay.

Cũng theo UBND tỉnh Bến Tre, hiện tỉnh này có 60 nhà máy nước do Sở Xây dựng và Sở NN&PTNT quản lý. Đến hiện tại, các nhà máy nước phục vụ TP Bến Tre và các nhà máy có nguồn nước thô được kiểm soát bởi cống, đập chưa bị xâm nhập mặn ảnh hưởng. Các nhà máy còn lại cấp nước có độ mặn tương đương độ mặn trên sông.

Một số nhà máy nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn như Nhà máy nước An Hóa (độ mặn nước thô cao nhất đạt 5,2‰), Nhà máy nước KCN Giao Long (độ mặn nước cao nhất đạt 3‰), Nhà máy nước An Phước (độ mặn nước thô cao nhất đạt 2‰). Những nhà máy này đều nằm sâu trong nội địa trên 30km.

Theo quy chuẩn kỹ thuật của Bến Tre, độ mặn nước máy tại vòi không được vượt quá 0,5‰. Trước tình hình trên, các đơn vị cấp nước đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó như tận dụng bơm nước thô những khi độ mặn trên sông giảm, vận hành hệ thống lọc RO. Các nhà máy chưa bị ảnh hưởng mặn cũng đã tăng công suất để “chia lửa”.

Hạn mặn gay gắt, người dân phải mua nước ngọt 100.000 đồng/m3 - 4

Bến Tre đang xây dựng thêm các cống, đập để hoàn thiện hệ thống đê bao ngăn mặn (Ảnh: Nguyễn Cường).

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: “Người dân và chính quyền tỉnh Bến Tre có kinh nghiệm ứng phó hạn mặn. Người dân đã chủ động bằng nhiều biện pháp để tích trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và tưới cây. Các ngành chức năng cũng luôn theo dõi sát tình hình để có phương án hợp lý.

Ở các đơn vị cấp nước, các biện pháp như vận chuyển nước thô bằng sà lan đã được tính đến. Cùng với các hồ trữ ngọt hiện hữu, tới đây Bến Tre sẽ xây dựng thêm nhiều cống, đập. Sau khi hệ thống cống, đập hoàn thành, sông Ba Lai sẽ là túi nước khổng lồ, đảm bảo cho người dân Bến Tre không còn lo lắng xâm nhập mặn”.

Theo Báo Dân Trí 

Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Bui Yen

Related Posts

Thu ngoại tệ từ rác thực phẩm

Tháng 5 19, 2025

Nông dân Đăk Lăk học làm than sinh học từ vỏ cacao

Tháng 3 25, 2025

Starbucks thu phí túi giấy, Highlands Coffee giảm giá nếu mang cốc

Tháng 1 6, 2025
Leave A Reply Cancel Reply

Demo
Top Posts

10 biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch hiệu quả nhất hiện nay

Tháng 8 20, 202482 Views

Thực trạng công bố báo cáo ESG tại Việt Nam và các khuyến nghị

Tháng 9 4, 202460 Views

“Thủ lĩnh” Nguyễn Lương Ngọc chia sẻ cảm xúc sau khi Sài Gòn Xanh đạt giải Dự án Kịp thời của Human Act Prize 2024

Tháng 12 16, 202456 Views

Hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải công nghiệp

Tháng 8 21, 202448 Views
Don't Miss
Nhịp sống xanh

Thu ngoại tệ từ rác thực phẩm

By Winter PhamTháng 5 19, 20250

Xơ mướp, vỏ dứa, xơ dừa… tưởng chừng là rác thải nhưng có thể được…

Tổ chức Bảo tồn Quốc tế

Tháng 5 19, 2025

Ra mắt mô hình “Biển cần Bạn – Bạn cần Biển”

Tháng 5 14, 2025

TP.HCM ban hành mức thu tiền rác mới, áp dụng theo khu vực từ ngày 1-6

Tháng 5 8, 2025
Stay In Touch
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Instagram
  • YouTube
  • Vimeo

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from SmartMag about art & design.

Demo
Facebook-f Youtube X-twitter Linkedin Instagram

© 2024 Mạng xã hội sống xanh Green Style. Giấy phép MXH Số 202/GP – BTTTT cấp ngày 23/07/2024. Vận hành & phát triển:Công ty CP Doanh nghiệp xã hội Green Journey
Giấy CNĐKKD số 0317373547, cấp ngày 06/07/2022 bởi sở KHĐT TP.Hồ Chí Minh.

Thông tin

  • Sự kiện
  • Tiêu điểm
  • Nhịp sống xanh
  • Tăng trưởng xanh

Khám phá

  • Green Fashion
  • Green Gift
  • Green Community Garden
  • Green Hero

Cộng đồng

  • Cẩm nang
  • Kết nối
  • Thư viện
  • Tham gia
  • Truyền thông

© All rights reserved

  • Chính sách bảo mật
  • Thỏa thuận người dùng
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Thỏa thuận người dùng
  • Liên hệ

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.