• Cộng đồng
  • Cảnh báo
  • Tăng trưởng xanh
  • Nhịp sống xanh
  • Sự kiện xanh
  • Green network
  • Góc nhìn xanh
  • Doanh nghiệp
  • Green in Global
  • Quà tặng xanh
  • Cộng đồng
  • Cảnh báo
  • Tăng trưởng xanh
  • Nhịp sống xanh
  • Sự kiện xanh
  • Green network
  • Góc nhìn xanh
  • Doanh nghiệp
  • Green in Global
  • Quà tặng xanh
Home » Blog » Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Thành phố Quy Nhơn
Đô thị xanh

Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Thành phố Quy Nhơn

vunguyenBy vunguyenTháng 12 9, 2024Không có bình luận6 Mins Read
Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
Share
Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, ngày 23 tháng 9 năm 2024 – Hôm nay, thành phố Quy Nhơn và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), đã chính thức khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF). Các sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, cải thiện quản lý rác thải nhựa và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương.

Thành phố Quy Nhơn đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rác thải. Với khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày khoảng 580 tấn, thành phố đã chủ động tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để xử lý rác thải nhựa. Chương trình Phân loại rác tại nguồn, được triển khai thí điểm tại hai phường Ngô Mây và Nguyễn Văn Cừ, với sự tham gia của 8.000 hộ gia đình và 200 lao động phi chính thức. Chương trình dự kiến sẽ được mở rộng ra toàn thành phố vào tháng 7 năm 2025.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn, nhấn mạnh những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc duy trì danh hiệu là một thành phố sạch. Ông phát biểu: “Quy Nhơn tự hào đã được trao giải thưởng Thành phố du lịch sạch ASEAN năm 2020 và tiếp tục đạt Giải thưởng Thành phố du lịch sạch ASEAN giai đoạn 2024-2026. Thông qua Chương trình Phân loại rác tại nguồn, chúng tôi cam kết giữ vững danh hiệu này và đảm bảo rằng thành phố của chúng tôi sẽ tiếp tục là chuẩn mực của sự bền vững về môi trường. Bằng cách thí điểm chương trình tại hai phường và mở rộng toàn thành phố vào năm 2025, chúng tôi đặt mục tiêu cải thiện đáng kể các thực tiễn quản lý rác thải, góp phần vào môi trường sạch hơn và phát triển lâu dài của thành phố.”

Bà Mette Møglestue, Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới và phân loại rác tại nguồn, phát biểu: “Phân loại rác tại nguồn là yếu tố quan trọng cho quản lý rác thải và tái chế. Đây là nền tảng cho bất kỳ sự can thiệp hệ thống nào dọc theo chuỗi giá trị rác thải. Đổi mới là điều cần thiết cho một hệ thống quản lý rác thải thông minh, tốt hơn và hiệu quả hơn.” Bà cũng nhấn mạnh sự hỗ trợ liên tục của Na Uy đối với các nỗ lực phát triển kinh tế tuần hoàn và quản lý rác thải tại Việt Nam, đặc biệt là tại những khu vực như Quy Nhơn.

Bà Mette Moglestue – Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Trong khuôn khổ sự kiện, thành phố Quy Nhơn cũng đã tổ chức Lễ Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Khu Xử lý chất thải Long Mỹ. Được vận hành bởi Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định, MRF là một mô hình kinh doanh tuần hoàn, giúp đẩy nhanh quá trình quản lý rác thải nhựa. Với sự hỗ trợ của UNDP và chính quyền địa phương, cơ sở này sẽ tiếp nhận các vật liệu có thể tái chế được thu gom từ Chương trình Phân loại rác tại nguồn, phân loại chúng trước khi chuyển đến các đơn vị tái chế.

Nghi lễ cắt băng khánh thành MRF.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, bày tỏ sự hào hứng với những bước tiến này, phát biểu: “Việc khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn hôm nay, cùng với lễ khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) và Ngày Đổi mới sáng tạo Giảm thiêu chất thải nhựa, đánh dấu những cột mốc quan trọng trong hành trình chung của chúng ta hướng tới quản lý rác thải bền vững và một tương lai bền vững hơn cho thành phố Quy Nhơn và tỉnh Bình Định.” Bà nhấn mạnh vai trò quan trọng của các đối tác trong việc đảm bảo thành công lâu dài của các sáng kiến này.

Trong buổi lễ khánh thành, ông Trần Văn Tám, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tái chế nhựa Duy Tân, chia sẻ về mối quan hệ hợp tác: “Việc khánh thành cơ sở MRF là minh chứng cho nỗ lực chung của chúng ta trong việc giảm thiểu rác thải, thúc đẩy tái chế và tối ưu hóa nguồn tài nguyên cho một nền kinh tế tuần hoàn. Công ty Duy Tân sẽ hợp tác chặt chẽ với MRF để hoàn thiện vòng đời của nhựa, biến rác thải nhựa thành nguyên liệu tái chế và quay lại chuỗi sản xuất.”

Ông Nguyễn Tấn Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định, nhấn mạnh tác động môi trường và kinh tế của cơ sở, phát biểu: “Với việc vận hành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF), chúng tôi đặt mục tiêu thu hồi khoảng 4 tấn rác thải nhựa mỗi ngày, ngăn chúng bị đưa vào bãi chôn lấp hoặc rò rỉ ra môi trường. Sáng kiến này sẽ tạo ra các việc làm xanh cho cả lao động chính thức và phi chính thức, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn phát thải thấp tại thành phố Quy Nhơn.”

Buổi lễ kết thúc với chuyến thăm thực tế tại cơ sở MRF mới được xây dựng, nơi các đại biểu có cơ hội chứng kiến các quy trình và công nghệ sẽ thúc đẩy tái chế nhựa tại thành phố Quy Nhơn.

Bà Ramla Khalidi – Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam (thứ hai, bên trái) và Bà Mette Moglestue – Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam đang tham quan Cơ sở thu hồi vật liệu MRF.
Phân loại phế liệu nhựa tại MRF

Được tài trợ bởi Chính phủ Na Uy, dự án kéo dài ba năm mang tên “Nhân rộng các mô hình quản lý chất thải tổng hợp thông qua việc trao quyền cho đối tượng lao động thuộc khu vực phi chính thức và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” nhằm triển khai và thử nghiệm các giải pháp, bao gồm hỗ trợ trực tiếp cho lao động phi chính thức, mô hình quản lý trong ngành thủy sản và tiếp cận chuỗi giá trị cấp hệ sinh thái thông qua việc thành lập Cơ sở thu hồi Vật liệu, sẽ được thí điểm tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Theo vietnamcirculareconomy.vn

Bình Định green city
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
vunguyen

Related Posts

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Bình Định đạt 93,72%

Tháng 12 26, 2024

Khu công nghiệp xanh, nhà máy điện rác cần ‘đưa về gần đô thị’

Tháng 12 10, 2024

Chuyển đổi đô thị xanh để trẻ mẫu giáo đạp xe đến trường

Tháng 12 9, 2024
Leave A Reply Cancel Reply

Demo
Top Posts

10 biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch hiệu quả nhất hiện nay

Tháng 8 20, 202482 Views

Thực trạng công bố báo cáo ESG tại Việt Nam và các khuyến nghị

Tháng 9 4, 202457 Views

“Thủ lĩnh” Nguyễn Lương Ngọc chia sẻ cảm xúc sau khi Sài Gòn Xanh đạt giải Dự án Kịp thời của Human Act Prize 2024

Tháng 12 16, 202456 Views

Hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải công nghiệp

Tháng 8 21, 202448 Views
Don't Miss
Dự án Xanh

Ra mắt mô hình “Biển cần Bạn – Bạn cần Biển”

By Winter PhamTháng 5 14, 20250

Để bảo vệ môi trường biển, nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa đang được…

TP.HCM ban hành mức thu tiền rác mới, áp dụng theo khu vực từ ngày 1-6

Tháng 5 8, 2025

“Giải cứu” môi trường ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Tháng 5 7, 2025

Thách thức giảm chất thải nhựa nhìn từ 5,3 tỷ ống hút mỗi năm

Tháng 5 6, 2025
Stay In Touch
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • Instagram
  • YouTube
  • Vimeo

Subscribe to Updates

Get the latest creative news from SmartMag about art & design.

Demo
Facebook-f Youtube X-twitter Linkedin Instagram

© 2024 Mạng xã hội sống xanh Green Style. Giấy phép MXH Số 202/GP – BTTTT cấp ngày 23/07/2024. Vận hành & phát triển:Công ty CP Doanh nghiệp xã hội Green Journey
Giấy CNĐKKD số 0317373547, cấp ngày 06/07/2022 bởi sở KHĐT TP.Hồ Chí Minh.

Thông tin

  • Sự kiện
  • Tiêu điểm
  • Nhịp sống xanh
  • Tăng trưởng xanh

Khám phá

  • Green Fashion
  • Green Gift
  • Green Community Garden
  • Green Hero

Cộng đồng

  • Cẩm nang
  • Kết nối
  • Thư viện
  • Tham gia
  • Truyền thông

© All rights reserved

  • Chính sách bảo mật
  • Thỏa thuận người dùng
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Thỏa thuận người dùng
  • Liên hệ

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.