Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề được nhiều cơ quan quan tâm. Ô nhiễm nước ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe con người. Vậy ô nhiễm nước diễn ra như thế nào?
1. Vai trò của nước đối với sức khỏe
Ô nhiễm nước có thể là nguyên nhân dẫn đến sự lây truyền của một số bệnh nguy hiểm như: Tả, Tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn hay bại liệt. Trước kia khi nguồn nước chưa được quan tâm và cải thiện chất lượng, sức khỏe của con người đã chịu nhiều đe dọa. Có thể coi nước sạch như một nguồn tài nguyên quý giá hữu hạn cần được bảo vệ và liên tục thẩm định.
Ô nhiễm nước ở thành phố là một vấn đề phổ biến trong thời kỳ phát triển nhanh và mạnh hiện nay. Cùng với sự phát triển đó sự ô nhiễm cũng gia tăng nhanh chóng. Do đó ô nhiễm nguồn nước ở thành thị cần được sở tài nguyên môi trường cùng người dân quan tâm chú ý đến nhiều hơn.
Nguồn nước sạch có ý nghĩa quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia hay toàn thể thế giới. Khi nguồn nước được đảm bảo những nguy cơ đến sức khỏe cũng được giảm thiểu đến mức tối đa. Nhờ vậy mà các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh góp phần tăng trưởng nền kinh tế . Quan trong hơn cả khi nguồn nước được đảm bảo những đối tượng có hệ miễn dịch yếu ớt sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh hơn.
Với tầm ảnh hưởng quan trọng, WHO luôn đánh giá cao giá trị của nguồn nước. Chính vì vậy các vấn đề ô nhiễm nước đều cần được quan tâm để tìm ra nguyên nhân mà khắc phục kịp thời. Nếu nước là bắt nguồn của sự sống thì nước sạch là một nguồn tài nguyên quý giá hữu hạn và không gì sánh bằng.
2. Ô nhiễm nước là gì
Vấn đề ô nhiễm nước đang ngày càng lan rộng và đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của mọi sinh vật trên Trái Đất. Tuy nước chiếm phần lớn cấu tạo nhưng rất ít trong số đó có thể sử dụng phục sinh hoạt. Do vậy duy trì sự trong lành và đảm bảo chất lượng nguồn nước là một trong những mục tiêu lâu dài của toàn nhân loại.
Ô nhiễm nước thường xuất phát từ hóa chất hay vi sinh vật có hại. Sự ô nhiễm có thể diễn biến nghiêm trọng hơn khi chúng ta không kịp phát hiện và chặn dòng nước ô nhiễm di chuyển. Các chất thải sẽ theo dòng thủy lưu mà đi khắp nơi cuối cùng là tiến ra đại dương phá hủy hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường của các loài thủy sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước
Nước là một dạng chất lỏng hay dung môi hữu cơ có thể hòa tan nhiều tạp chất. Chình vì đặc điểm này, ô nhiễm nguồn nước dễ dàng xảy ra và phát tán nhanh chóng. Ô nhiễm nước ở thành phố thường có nguy cơ cao hơn các vùng nông thôn do hoạt động từ nhà máy và các khu công nghiệp xả thải khí độc mỗi ngày.
Nguồn nước nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ khói độc bay được giữ lại trong khối mây đến khi tích tụ đủ hơi nước và các điều kiện khác sinh ra mưa. Mưa rơi xuống có chứa nhiều tạp chất sẽ ngấm vào đất và nguồn nước khiến cho mỗi trường ô nhiễm. Nguy hiểm hơn là trong nước mưa đã chứa độc tố nếu ra ngoài trời không che chắn có thể sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân mỗi chúng ta.
4. Những nguồn ô nhiễm nhiễm nước ở thành phố
Thành phố có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cũng tăng cao hơn các khu vực nông thôn. Sau đây là danh sách một số hạng mục về nguồn nước trong thành phố có nguy cơ cao bị ô nhiễm:
Nguồn nước ngầm
Mưa rơi xuống thẩm thấu vào đất theo thời gian lượng nước đó sẽ ngấm từ từ vào mạch nước ngầm. Đồng thời nước ngầm lại đóng vai trò là nguồn nước sạch cung cấp cho mọi hoạt động sinh hoạt của con người. Chính vì vậy vấn đề ô nhiễm nước ngầm mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
Ngoài nước mưa, tất cả những hóa chất trồng trọt cũng gây không ít ảnh hưởng đến nước ngầm. Một phần nữa là do sự phân hủy chậm của rác thải vô cơ khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng. Túi ni lông và các loại chai nhựa được nhận định có thể mất hàng triệu năm để phân hủy hoàn toàn khỏi trái đất. Chưa kể khi nước ngầm ô nhiễm thì các nguồn khác sẽ có nguy cơ ô nhiễm trầm trọng hơn. Nếu một ngày điều đó xảy ra, con người sẽ không thể tìm lại được nguồn nước sạch phục vụ cuộc sống sinh hoạt.
Ô nhiễm nước bề mặt
Hơn 70% diện tích bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước.Nhờ sự có mặt của nước mà các vùng trũng được lấp đầy hình thành giao thông đường thủy thuận lợi cho di chuyển của con người. Nhờ có nước các loài thủy sinh cũng không ngừng phát triển và tạo nên sự đa dạng sinh học. Trên bản đồ thế giới màu xanh dương là biểu tượng cho nước.
Khi nước bề mặt ô nhiễm chúng ta sẽ không thể bơi lội, trèo thuyền hay câu cá tại đây. Chưa kể nước bề mặt tiếp xúc trực tiếp vào không khí và gây ảnh hưởng khi chúng ta tới gần.
Nước biển
Theo thống kê, 80% diện tích trên đại dương đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các chất gây ô nhiễm được tìm ra chính là hóa chất, kim loại nặng, rác thải…. Những nguyên nhân này được tìm ra từ các trang trại, nhà máy, khu công nghiệp và các dòng thủy lưu. Chúng được hòa tan vào nước rồi chảy đi khắp nơi cuối cùng là đổ xả vào đại dương.
Trên bề mặt đại dương đã không còn xa lạ với các loại rác thải nhựa hay túi ni lông. Từ nhiều nguồn nước khác nhau, hầu hết rác thải đã đổ ra đại dương một phần vì nhẹ nổi lên có thể vớt lại phần khác chìm sâu xuống đáy làm nhiều loài thủy sinh bị ngộ độc dẫn đến tổn thất về số lượng và đa dạng vốn có của đại dương. Ô nhiễm do khí cacbonic hay sự cố tràn dầu đã khiến đại dương chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng.
Có không ít thống kê cho hay 25% khi cacbonic gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nước xuất phát từ con người. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt.
5. Các kiểu ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng của chúng
Ngoài ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hay nguồn nước đại dương, ô nhiễm nước còn ảnh hưởng không nhỏ đến một số lĩnh vực trong cuộc sống. Sau đây là các loại ô nhiễm phổ biến:
Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp cần sự đóng góp không nhỏ của nước để duy trì hoạt động trồng trọt chăn nuôi. Tuy nhiên nông nghiệp cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thuốc trừ sâu hay phân bón từ trang trại có thể bị rửa trôi khi trời đổ mưa. Từ đó các chất dinh dưỡng tốt cho cây theo dòng nước đi vào không khí hoặc hòa với nguồn nước.
Vấn đề này khi không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nên nguy hiểm cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Hơn nữa một số loại phân bón hóa học kích thích những thực vật có độc dưới đại dương sinh sôi nhanh hơn. Nguồn nước sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc và dân cư dưới biển bị đe dọa nghiêm trọng.
Công nghiệp
Chất thải công nghiệp theo quy định cần được xử lý và thau lọc nhiều lần trước khi xả thải ra môi trường. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí cùng thời gian đã có nhiều doanh nghiệp lén xả rác thải công nghiệp ra sông suối, ao , hồ. Nước chiếm 3⁄4 bề mặt nhưng lại là nguồn tài nguyên có hạn được tái sử dụng nhiều lần. Chính vì vậy sự xâm nhập của các nguồn gây ô nhiễm ngày càng làm giảm đi nguồn nước sạch tự nhiên.
Dầu khí
Ô nhiễm do ngành dầu khí được quan tâm và chú ý khá nhiều trong các nhóm nguyên nhân. Trong những năm gần đây các sự cố về tràn dầu và khắc phục đã được đẩy mạnh để trả lại sự cân bằng cho đại dương. Nếu rò rỉ dầu không được nhanh chóng khắc phục đại dương ô nhiễm và khiến những động vật dưới biển cũng có nguy cơ tuyệt chủng.
Chất phóng xạ
Chất phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân có thể coi là nguồn ô nhiễm mới nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Khi khai thác Uranium để phục vụ cho các nhà máy đã có một lượng bức xạ phóng ra môi trường sống. Đồng thời đây cũng là nguyên liệu cho các vũ khí quân sự khi chiến tranh bùng nổ.
Ô nhiễm chất phóng xạ khá khó xử lý. Để phân rã một mol chất này cần khoảng thời gian khá dài. Vì vậy chúng gây ra biến chứng và đe dọa đến sức khỏe theo yếu tố di truyền. Trong thời kỳ chiến tranh nước ta đã xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo do bom đạn gây ra.
Nếu chúng hòa vào nguồn nước sẽ là sự đe dọa to lớn đến con người trong tương lai xa. Vì vậy dù là nguyên nhân nào ô nhiễm nguồn nước đều cần xử lý và giảm thiểu để bảo vệ đời sống và sức khỏe con người cùng các loài sinh vật trên trái đất.
6. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
Để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nước bạn cần nhanh chóng hành động để bảo vệ môi trường. Việc đơn giản nhất chúng ta có thể làm đó là không sử dụng rác thải khó phân hủy. Hãy tập cách phân loại rác thải và thay thế dùng sản phẩm dễ phân hủy để hạn chế những ô nhiễm do rác thải gây ra. Các sản phẩm sinh học rác hữu cơ sẽ dễ dàng phân hủy và tái chế đồng thời ít gây nguy hại hơn.
Ngoài hành động của bản thân bạn cần tuyên truyền đến những người xung quanh để họ có cái nhìn khác về nhiệm vụ bảo vệ nguồn nước. Thêm vào đó, chính phủ cùng các cơ quan chức năng cần siết chặt đẩy mạnh các bộ luật tài nguyên và môi trường để xử phạt răn đe những hành vi xấu gây ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nguồn nước có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên phần lớn nguyên nhân đến từ chính con người. Mỗi chúng ta hãy ý thức hơn nữa để cùng chung tay bảo vệ nơi mình đang sống và tồn tại.
Theo Vinmec