Tại Hội thảo “Phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới”, các đại biểu đã chỉ ra những rào cản, vướng mắc cần tháo gỡ, khơi thông nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới….

TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và TS. Chử Văn Lâm, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times, chủ trì phiên thảo luận. 

Hội thảo “Phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới” do Ban Kinh tế Trung ương chỉ đạo, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy phối hợp với Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) tổ chức ngày 23/8 có sự tham gia của đại diện  các bộ/ngành và thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp trong, ngoài nước cũng như các chuyên gia kinh tế.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu tổng kết công tác triển khai, thực  hiện  Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Đối với nguồn tài lực, Nghị quyết số 39-NQ/TW của  Bộ  Chính  trị  yêu cầu đến năm 2025, mức dự trữ quốc gia đạt 0,8% – 1% GDP. Dư nợ thị trường trái phiếu đạt 55% GDP. Giữ vững an ninh tài chính quốc gia; bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu – chi ngân sách nhà nước. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ  trì Hội thảo. Ảnh: Việt  Dũng)
TS. Chử Văn Lâm, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times, phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Việt Dũng.
Đại diện các bộ/ngành, doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo. Ảnh: Việt Dũng.
TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ Tài chính khái quát các “Nguồn lực tài chính bảo đảm phát triển kinh tế ổn định, bền vững”.
Ông Lê Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước), chia sẻ về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng nhằm khơi thông nguồn lực tài chính đối với phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2019-2024.
TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, Kinh tế trưởng BIDV, khuyến nghị tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; giảm sức ép cung vốn lên hệ thống ngân hàng để đảm bảo an toàn hệ thống.
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương – IPPG đề xuất sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để thu hút các nguồn tài chính từ nước ngoài.
PGS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, phân tích, đánh giá các mô hình mới (đối tác công tư PPP), các cơ chế đặc thù, vượt trội như đầu tư công – quản trị tư, đầu tư tư – quản trị công, quỹ phát triển hạ tầng, tài chính cho hạ tầng….
Bà Nguyễn Hoài Thu, Tổng Giám đốc Khối Đầu tư Chứng khoán, VinaCapital, khuyến nghị có cơ chế khuyến khích các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Ông Võ Hoàng Hải, Thành viên Tổ tư vấn, Chính sách tài chính tiền tệ Tp.Hồ Chí Minh, Phó Tổng giám đốc Nam A Bank, đánh giá xu hướng, khả năng tiếp cận, huy động tài chính xanh, tài chính khí hậu hiện nay cũng như thời gian tới nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược về tăng trưởng xanh và netzero….
Bà Nguyễn Quỳnh Chi, Giám đốc Quốc gia về Tài chính bền vững, Ngân hàng MUFG (Nhật Bản), cho biết thị trường đang rất cần sớm ban hành Bộ Tiêu chí xanh, Danh  mục phân loại xanh quốc gia để làm cơ sở thẩm định dự án và cấp tín dụng.
TS. Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, đánh giá thị trường carbon chưa hình thành hoàn chỉnh, còn thiếu hành lang pháp lý cơ bản: bao gồm cả mô hình và hành lang pháp lý quản lý, thị trường tín chỉ carbon vẫn đang xây dựng và hoàn thiện, hiểu biết về thị trường carbon còn hạn chế….
TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, tổng kết các vấn đề được thảo luận tại hội thảo.

TS. Nguyễn Đức Hiển khẳng định những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách tài chính phù hợp, giúp Việt Nam tiếp tục tiến lên trên con đường phát triển bền vững.

Theo VNEconomy

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version