Để trở thành một doanh nghiệp xanh, các công ty cần phải chứng minh và trải qua rất nhiều quy trình, đánh giá. Một số quy trình cơ bản để xác nhận doanh nghiệp xanh phải kể đến như:
Tiêu chí đánh giá
Một doanh nghiệp được đánh giá là “Doanh nghiệp Xanh” cần phải có 3 yếu tố đánh giá sau:
– Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật về các điều lệ bảo vệ môi trường;
– Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy chuẩn, quy định, tiêu chuẩn môi trường;
– Doanh nghiệp phải tuân thủ về hồ sơ quản lý môi trường cùng nhiều vấn đề liên quan khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo hệ thống xử lý nước thải, tiêu chuẩn xả thải công nghiệp,… Đây là một trong những tiêu chí được đánh giá cao. Không chỉ vậy, việc này còn giúp các doanh nghiệp có môi trường trong lành, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường sống, thiên nhiên,…
Các bước để trở thành một “Doanh nghiệp Xanh”:
Bước 1: Tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường
Để trở thành một doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường liên quan tới kinh doanh một cách nghiêm túc. Đồng thời, doanh nghiệp nên thực hiện những gì mình đã đề ra.
Những quy định về tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng những quy định của pháp luật.
Bước 2: Phát triển một hệ thống quản lý môi trường
Điều hành một doanh nghiệp xanh đồng nghĩa với việc tạo ra một không gian làm việc lành mạnh, thân thiện với môi trường và tối ưu việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Do đó, kế hoạch quản lý hệ thống này sẽ giảm thiểu được rất nhiều rắc rối khi tác động tới môi trường.
Bước 3: Thiết lập Văn phòng xanh
Nếu như doanh nghiệp đang muốn phát triển thành “Doanh nghiệp Xanh”, tốt nhất nên nâng cấp văn phòng hiện tại. Để tối ưu, hãy đảm bảo “Văn phòng Xanh” có hệ thống điều hòa và hệ thống ánh sáng với cách sử dụng năng lượng hiệu quả.
Bước 4: Mua sắm xanh
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần cân nhắc mua các sản phẩm có tính chất thân thiện với môi trường như:
– Sản phẩm được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc đã qua sử dụng;
– Chế phẩm sinh học;
– Các sản phẩm không có chất hóa học, chất độc hại;
– Ưu tiên các sản phẩm có tính tiết kiệm năng lượng;
– Dùng các dòng sản phẩm có thể làm mới hoặc tái chế;
– Dùng các sản phẩm nội địa như các sản phẩm hữu cơ.
Trung tâm kho vận YCH –Protrade Distripark – công trình công nghiệp thứ 2 đạt chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam, LEED Bạc, 2011. Nguồn: Hội đồng công trình xanh Mỹ
Bước 5: Tối ưu việc sử dụng năng lượng
Sử dụng nguồn năng lượng hợp lý luôn là một bước kinh doanh thông minh của các doanh nghiệp. Chỉ cần những thao tác nhỏ, việc quản lý chi tiêu, cắt giảm chi phí, lợi nhuận cũng trở nên dễ dàng hơn.
Do đó, quản lý việc sử dụng năng lượng chính là hiến lược quản lý môi trường của doanh nghiệp. Một số ví dụ sử dụng năng lượng hiệu quả điển hình:
– Chú trọng việc mua sắm các thiết bị tiết kiệm và có thể tái sử dụng năng lượng cho văn phòng;
– Hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng đến các nhân viên;
– Tìm kiếm và ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng xanh và tái chế.
Bước 6: Giảm thiểu, tái chế rác thải và tái sử dụng
Trên thực tế, tất cả các ngành kinh doanh đều sẽ tạo ra rác thải. Với một số ngành nghề đặc trưng, chỉ bao gồm giấy và nước thì có khả năng gây hại cho môi trường thấp hơn. Tuy nhiên, đa phần những ngành công nghiệp khác đều bắt buộc dùng những hóa chất. Do đó, rác thải từ chúng cũng rất độc hại và nguy hiểm cho cả môi trường và con người. Để xử lý những nguồn rác thải này, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt, việc khôi phục những tác hại do chúng gây ra càng mất nhiều thời gian hơn.
Song song đó, việc xử lý rác thải cũng khá tốn kém. Doanh nghiệp phải chi trả một số tiền lớn để xử lý chúng. Sau khi xong việc, chúng ta lại phải bỏ một khoản lớn để xử lý. Vì vậy, việc tái chế sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều tiền cho doanh nghiệp. Ngoài cắt giảm chi phí xử lý, tái chế cũng ngăn nguy cơ ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí thu mua nguyên liệu thô, vật liệu và thiết bị văn phòng mới.
Hơn nữa, nếu có thể thực hiện tốt phương pháp tái chế, doanh nghiệp cũng có thể nâng cao tính đồng bộ, tăng năng suất và hình ảnh của thương hiệu. Quy trình xử lý rác thải kinh doanh bao gồm:
– Dùng lại các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc tái chế;
– Loại bỏ những quy trình đóng gói không cần thiết;
– Ưu tiên việc sử dụng các bao bì làm từ giấy, có thể tái chế và thân thiện với môi trường.
Bước 7: Tiết kiệm nước
Khi sử dụng nước hợp lý, doanh nghiệp không chỉ giúp quốc gia bảo vệ nguồn nguyên liệu thiên nhiên quý giá, mà còn giảm được các chi phí liên quan tới việc mua, làm nóng, sử dụng và xử lý nước bẩn. Để tiết kiệm nước, các doanh nghiệp có thể tham khảo các hướng xử lý sau:
– Sử dụng các thiết bị công nghệ tốt nhất, có khả năng tiết kiệm nước tối ưu;
– Kiểm tra và bảo trì hệ thống ống dẫn thường thường xuyên, tránh rò rỉ;
– Giảm thiểu tối đa các loại nước thải bị ô nhiễm ra ngoài môi trường.
Bước 8: Xây dựng chiến lược marketing xanh
Khi phát triển thương hiệu xanh, doanh nghiệp cần cho người tiêu dùng hiểu được ý định của mình. Trong các chiến dịch truyền thông, các doanh nghiệp cần định vị rõ, hoạch định kế hoạch rõ ràng. Những chiến dịch lớn nhỏ đều nhằm vào mục tiêu để khách hàng hiểu về tầm quan trọng của việc phát triển môi trường xanh và câu chuyện phát triển thương hiệu “xanh” của doanh nghiệp.
Theo moitruong.net.vn