Đầu tư công nghệ, bồi dưỡng nhân tài… là hai trong nhiều chiến lược nhằm hỗ trợ tiến trình chuyển đổi năng lượng, theo Tổng giám đốc Shell Việt Nam.
Ông Andreas Pradhana – Tổng giám đốc Shell Việt Nam cho biết thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển đổi năng lượng, hướng tới phát thải ròng bằng 0 (NZE). Với chiến lược chuyển đổi năng lượng của mình, Shell đặt mục tiêu mang lại nhiều giá trị với ít khí thải hơn, trở thành doanh nghiệp năng lượng NZE vào năm 2050, đóng góp vào tiến trình chuyển đổi năng lượng của thế giới. Để làm rõ hơn chiến lược này, ông Andreas Pradhana có buổi trò chuyện cùng VnExpress về những hoạt động của Shell tại Việt Nam.
– Chiến lược chuyển đổi năng lượng của Shell gồm mục tiêu nào?
– Ngành năng lượng đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nhân loại, giúp nhiều người trên thế giới tiếp cận năng lượng dễ dàng hơn. Hiện thế giới phải đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong khi giải quyết thách thức cấp bách của biến đổi khí hậu. Do đó, sự chuyển đổi cân bằng và theo thứ tự từ nhiên liệu hóa thạch sang các giải pháp năng lượng carbon thấp là cần thiết để duy trì nguồn cung cấp năng lượng an toàn với giá cả phải chăng.
Chiến lược của Shell là hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các giải pháp năng lượng carbon thấp theo thứ tự và cân bằng, thông qua việc cung cấp dầu khí mà mọi người cần ngày hôm nay. Đồng thời, chúng tôi cũng hướng đến hỗ trợ xây dựng hệ thống năng lượng sạch trong tương lai. Hiện Shell còn tích cực tham gia vào nhiều sáng kiến và hoạt động khác nhau, bao gồm làm việc với các bên liên quan và khách hàng để hướng tới các mục tiêu NZE.
– Các giải pháp trọng tâm của Shell để sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050 là gì?
– Chúng tôi đang tập trung phát triển khoa học, công nghệ và tôn vinh tinh thần đổi mới. Đây cũng là một phần quan trọng trong chiến lược Powering Progress (Thúc đẩy sự tiến bộ) của Shell.
Chúng tôi đầu tư mạnh vào các trung tâm công nghệ trên toàn cầu, làm việc với hơn 300 nhà khoa học tại Mỹ, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Nhờ vậy, chúng tôi đã phát triển các sản phẩm dầu nhờn thành phẩm hiệu suất cao và các giải pháp năng lượng carbon thấp như Shell Helix, Shell Advance, Shell Rimula và Shell Tellus…
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cũng là sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Nhiên liệu này có cường độ carbon thấp hơn so với các loại hóa thạch khác và được kỳ vọng là lời giải cho bài toán cân bằng nhu cầu năng lượng hiện tại. Chúng tôi tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh LNG, hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các giải pháp năng lượng carbon thấp trên quy mô toàn cầu.
– Giải pháp cụ thể tại Việt Nam là gì?
– Chúng tôi cung cấp các sản phẩm cao cấp và công nghệ hiện đại, giúp tối ưu hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời nâng cao hiệu quả năng lượng. Những nỗ lực này góp phần giảm lượng khí thải, kéo dài thời gian giữa các lần thay dầu. Từ đó, lượng dầu tiêu thụ và thải ra cũng được cắt giảm đáng kể.
Tại Việt Nam, các thương hiệu của Shell như Helix, Rimula, Spirax, Tellus và Omala đều có tác dụng hỗ trợ bảo vệ động cơ xe, đảm bảo hiệu suất lâu dài và giảm nhu cầu bảo trì. Dầu nhớt động cơ ôtô cao cấp như Shell Helix Ultra sử dụng dầu gốc tinh khiết xuất từ khí thiên nhiên. Công nghệ GTL được ứng dụng để tối ưu mức tiết kiệm nhiên liệu.
Hiện các loại dầu nhớt công nghiệp, dầu và chất lỏng cao cấp của Shell đều đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật và khuyến nghị của hãng sản xuất thiết bị gốc. Ngoài việc tăng hiệu suất hệ thống, kéo dài tuổi thọ, sản phẩm còn hỗ trợ giảm thời gian ngừng hoạt động của thiết bị và máy móc, nâng cao hiệu quả vận hành.
Bên cạnh đó, chúng tôi liên kết chặt chẽ với các đối tác, khách hàng tại Việt Nam để thúc đẩy đổi mới và tính bền vững trong lĩnh vực năng lượng. Việc kết nối với nhà phân phối, đối tác kinh doanh nội địa giúp chúng tôi cung cấp các sản phẩm, công nghệ, dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, khai thác, nông nghiệp và sản xuất.
Shell cũng là đơn vị cung cấp lô hàng LNG đầu tiên đến Việt Nam vào năm 2023. Lô hàng LNG được nhập khẩu giúp tăng cường nguồn cung cấp khí đốt trong nước, đồng thời tạo điều kiện để giải pháp điện khí đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng của đất nước.
– Thị trường Việt có vai trò thế nào trong các chiến lược bền vững của Shell?
– Tốc độ tăng trưởng và sự năng động của nền kinh tế Việt Nam mang lại nhiều cơ hội kinh doanh. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về năng lượng, cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp. Với vị thế là một trong những nhà cung cấp dầu nhờn thành phẩm hàng đầu thế giới 17 năm liên tiếp, Shell có thể đáp ứng các nhu cầu trên.
Nhà máy Shell Gò Dầu (Đồng Nai) hiện có thể sản xuất lên đến 45 triệu lít một năm. Cơ sở này cung cấp hàng loạt sản phẩm cao cấp, giúp tối ưu mức tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải. Đơn cử như Shell Helix cho ôtô, Shell Advance cho xe máy, Shell Rimula, Shell Omala, Tellus, Spirax và Corena cho các ứng dụng công nghiệp và hàng hải…
– Ngoài đầu tư phát triển sản phẩm và công nghệ, công ty còn có sáng kiến gì để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng?
– Chúng tôi tổ chức cuộc thi sáng kiến tiết kiệm năng lượng Shell Eco-marathon (SEM) toàn cầu. Chương trình nhằm khuyến khích các bạn trẻ suy nghĩ sáng tạo, đóng góp xây dựng tương lai năng lượng bền vững. Các đội thi được thử thách tạo ra những chiếc xe siêu tiết kiệm nhiên liệu, có khả năng đi xa nhất với nhiên liệu tiêu hao ít nhất.
– Theo ông, cuộc thi giúp ích gì cho các tài năng trẻ Việt Nam?
– Từ năm 2011, chúng tôi đã hỗ trợ tài chính cho khoảng 60 đội thi tại Việt Nam. Đến nay đã có hơn 300 sinh viên tham gia thiết kế, chế tạo, vận hành các phương tiện giao thông tiết kiệm năng tại cuộc thi Shell Eco-marathon ở các nước Malaysia, Philippines, Singapore và Indonesia.
Chúng tôi luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho sinh viên STEM tại Việt Nam phát triển các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu, rèn kỹ năng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Đó là những yếu tố cần thiết giúp giải quyết thách thức năng lượng trong tương lai. Shell cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các tài năng trẻ Việt Nam phát triển toàn diện trong những năm tiếp theo.
Năm nay, vòng khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông thu hút hơn 700 sinh viên từ 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là năm thứ 39 cuộc thi được tổ chức.
Đội Haui Auto từ Đại học Công nghiệp Hà Nội đã giành ngôi Á quân 2 ở hạng mục Xe mô hình cơ sở động cơ đốt trong nhiên liệu xăng. Họ chạy 816 km chỉ với 1 lít nhiên liệu. Ngoài ra, LH-EV Fuel Cell từ Đại học Lạc Hồng cũng là đội đầu tiên từ Việt Nam dự thi với mô hình xe chạy bằng pin nhiên liệu hydrogen.
Trước đó vào năm 2019, Việt Nam là đội duy nhất từ châu Á đủ điều kiện tranh thứ hạng tại vòng đua chung kết Tay đua vô địch thế giới (Drivers’ World Championship) tại London.
– Ông có lời khuyên gì cho những sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo?
– Các bạn nên giữ vững tinh thần đổi mới, sáng tạo và tìm kiếm cơ hội để trải nghiệm thực tế, từ đó tạo tiền đề cho những ảnh hưởng tích cực cho tiến trình chuyển đổi năng lượng. Các cuộc thi như Shell Eco-marathon là cơ hội để các bạn vận dụng kiến thức vào thực tế, tạo môi trường cạnh tranh, cọ xát với các tài năng quốc tế.
Ngoài ra, tinh thần hợp tác và kỹ năng thiết lập, xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia, cố vấn và bạn bè cùng đam mê trong ngành năng lượng cũng rất quan trọng. Họ có thể giúp các bạn trẻ khai phá ý tưởng sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội mới.
Tôi tin rằng sự sáng tạo và niềm đam mê nghiên cứu khoa học của các bạn trẻ sẽ góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu đạt được NZE vào năm 2050, như cam kết của chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 năm 2021.
Theo VNExpress