“Kỷ nguyên nóng lên toàn cầu đã kết thúc, kỷ nguyên sôi lên toàn cầu đã đến”. Chúng ta không còn thời gian để chần chừ. Hãy cùng SVWAO ứng phó với Biến đổi khí hậu tại dự án “ Hà Nội xanh”.

Mỗi bước đều có giá trị

“Không có vị khách nào trên con tàu Trái Đất. Tất cả chúng ta đều là phi hành đoàn.” – Câu nói này nhắc nhở chúng ta rằng trách nhiệm bảo vệ hành tinh không thuộc về một nhóm nhỏ, mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân loại. Nhất là khi biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất của thời đại. Mỗi người chúng ta, dù ở bất kỳ nơi nào, đều có thể góp phần trong việc chống lại biến đổi khí hậu.

Việt Nam, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, đã có nhiều nỗ lực trong việc chủ động ứng phó. Chúng ta không chỉ hợp tác với cộng đồng quốc tế để giảm thiểu phát thải khí nhà kính mà còn đang chuyển mình theo hướng phát triển ít phát thải với khả năng thích ứng cao.

Hành động từng bước nhỏ, tạo thay đổi lớn

“ Một bước chân của mười người giá trị hơn mười bước chân của một người”, điều này nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của sự đoàn kết. Với tư cách là trọng tâm của kinh tế thế giới và là vai chính của thế hệ tương lai, với niềm tin chắc chắn rằng khi tất cả dân làng toàn cầu, những người đang cùng chia sẻ trái đất duy nhất này, hợp tác với nhau, chúng ta có thể bảo vệ hệ sinh thái trên cạn, ngôi nhà của con người và tất cả các sinh vật sống khác. Để đạt được điều này, các chính phủ, công ty và cá nhân của mỗi quốc gia phải cùng nhau nỗ lực.

Với dự án “Hà Nội xanh,” chúng ta cần làm gì để cùng nhau chung tay bảo vệ hệ sinh thái trên cạn, ngôi nhà của con người và các sinh vật sống khác.

Chương trình truyền thông về ứng phó với BĐKH tại huyện Thường Tín – Hà Nội, UBND huyện Thường Tín đã trao tặng hơn 200 chiếc khăn tay cho các Đại biểu đến tham dự chương trình, hưởng ứng chiến dịch sử dụng khăn tay thay khăn giấy

Hành động nhỏ – thay đổi lớn – vì tương lai Việt Nam

Tiết kiệm năng lượng là một trong những cách đơn giản để ứng phó với Biến đổi khí hậu, Điện rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết rằng việc sử dụng quá nhiều điện đẩy nhanh hiện tượng nóng lên toàn cầu. Cách thức điển hình tạo ra điện là sản xuất nhiệt điện. Sự gia tăng trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhiệt điện làm tăng lượng phát thải khí nhà kính. Bao gồm cả khí CO2 và đẩy nhanh sự nóng lên toàn cầu. IPCC – Ủy ban liên minh Chính phủ về biến đổi khí hậu nhấn mạnh rằng một trong những biện pháp hiệu quả để giảm lượng khí thải carbon là tiết kiệm năng lượng.

Do đó, SV WAO thực hiện thử thách tiết kiệm năng lượng để giảm đi tác động của sự nóng lên toàn cầu bằng các chiến dịch tắt màn hình khi không sử dụng, tắt nguồn điện và đi cầu thang bộ thay cho thang máy từ tầng 1- tầng 4. Trong 3 ngày quảng bá các chiến dịch, SVWAO đã nhận được gần 1.500 chữ ký ủng hộ của cư dân tại KĐT Kim Văn Kim Lũ (Hoàng Mai – Hà Nội), KĐT Five Star (số 2 Kim Giang – Thanh Xuân, Hà Nội), trường Đại học Thăng Long (Hà Nội), Trung tâm tiệc cưới Thụy Khuê Palace (Tây Hồ – Hà Nội), và đông đảo sự quan tâm của các cư dân khác cho hoạt động đầy ý nghĩa này.

Bên cạnh việc tiết kiệm điện, chúng ta còn có thể tiết kiệm nước. Tình trạng ô nhiễm nước và khan hiếm nước đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn trên khắp thế giới. Sớm thôi, nguồn nước sạch, sẽ trở nên cạn kiệt đến mức mà không thể nào hồi phục được. Để ứng phó với cuộc khủng hoảng này. UN – Liên hợp quốc đã lên tiếng chọn ngày 22/3 là ngày nước thế giới. Để ngăn chặn tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước đang xấu đi theo thời gian và để nhắc nhở mọi người về giá trị và tầm quan trọng của nước, chúng ta có thể áp dụng các hành động đơn giản như sử dụng cốc trong khi đánh đánh răng, tắt vòi nước hoặc sử dụng chậu rửa…

Song song với việc đó, việc thay đổi lối sống tối giản như Sử dụng phương tiện công cộng/ Đạp xe đạp. Hàng năm có 50 tỷ tấn CO2 được thải ra trên thế giới. Khoảng 12% trong số đó được thải ra các con đường. Một chiếc xe ô tô thải ra 141,49g CO2 mỗi km. Điều này tương đương với việc thải ra 2 tấn CO2 mỗi năm. Và nó còn gây ô nhiễm không khí và đẩy nhanh sự nóng lên toàn cầu.

Chiến dịch “Tháng 7 không sử dụng nhựa” được truyền thông tới gần 40 cửa hàng nước trên địa bàn thành phố Hà Nội như Zion cafe, trà sữa Mixue, highland coffee…. Bằng cách từ chối sử dụng cốc nhựa/cốc giấy một lần

Chúng ta sử dụng phương tiện giao thông công cộng chỉ một lần mỗi tuần, có thể giảm đáng kể lượng khí thải CO2 khoảng 469,4kg mỗi năm. Điều này hiệu quả bằng với việc trồng 71 cây thông 30 tuổi. Tháng chín là tháng tốt để sử dụng phương tiện công cộng UN – Liên Hợp Quốc chọn ngày 7/9 là ngày không khí sạch cho bầu trời xanh quốc tế để thông báo cho thế giới về tầm quan trọng của môi trường không khí. Ngày 22/9 là ngày thế giới không có ô tô. Và vào ngày đó 2000 thành phố và 40 quốc gia trên thế giới tham gia trong việc giảm sử dụng ôtô.

Nếu chúng ta sử dụng xe đạp để đi quãng đường 2km một lần mỗi tuần, chúng ta có thể ngăn được 25,1 kg khí thải CO2 được thải ra mỗi năm. Điều này tương đương với hiệu quả của việc trồng khoảng 3 cây thông 30 năm tuổi. Đạp xe không chỉ cải thiện sức khỏe của chúng ta mà còn làm chậm sự nóng lên toàn cầu. UN cũng tuyên bố ngày 3/6 là ngày xe đạp thế giới và khuyến khích đi xe đạp.

Ngoài ra việc sử dụng khăn tay thay khăn giấy 1 lần cũng là một cách hiệu quả để giảm phát thải khí CO2. Mỗi chiếc khăn giấy chúng ta vô tình sử dụng trong cuộc sống hàng ngày thải ra khoảng 10g CO2. Giả sử rằng mỗi người sử dụng 8 chiếc khăn giấy mỗi ngày. Chúng ta có tính được rằng. Một người sẽ thải ra khoảng 30kg CO2 mỗi năm. Khoản này có thể được bù đắp bằng cách trồng 3,55 cây thông 30 năm tuổi mỗi người mỗi năm. Tuy nhiên, nếu mỗi người sử dụng một chiếc khăn tay thay vì khăn giấy. Có thể ngăn được việc phát thải ra 30kg CO2 bằng cách tiết kiệm 2920 tờ khăn giấy mỗi năm.

Nếu chúng ta làm quen với sự bất tiện vì trái đất hơn là quen với sự thuận tiện cho bản thân. Chúng ta chắc chắn có thể thực hành việc giải cứu cây cối và giảm lượng khí thải CO2 vì tương lai của chúng ta.

Bạn cũng có thể áp dụng lối sống tối giản tại ngay công sở của mình, điển hình như Tái sử dụng giấy in 1 mặt. 10 triệu héc ta rừng biến mất mỗi năm. Nguyên nhân chính của việc này là do khai thác gỗ bất hợp pháp do nhu cầu ngày càng tăng về gỗ và giấy. Khoảng 42% số cây bị đốn hạ được sử dụng làm nguồn bột giấy. Giấy A4 được sử dụng bừa bãi ở trường học và cả trong công việc. Một tờ giấy A4 thải ra 3g CO2 trong suốt quá trình sản xuất. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta sử dụng cả 2 mặt của tờ giấy A4? Khi bạn tái sử dụng 10 tờ giấy A4 mỗi ngày bạn có thể giảm được 10,9kg khí thải CO2 mỗi năm. Bằng với việc trồng 2 cây thông 30 tuổi. UN đã quyết định ngày 11/12 là ngày núi quốc tế để thúc đẩy giá trị cũng như tầm quan trọng của núi và bảo vệ chúng.

Bạn có thể bảo tồn những ngọn núi xinh đẹp bằng những nỗ lực nhỏ bé của bạn, sử dụng giấy tái sử dụng làm sổ tay tái chế là một ví dụ.

Xóa Email, bạn có từng nghe nói rằng email cũng có thể thải ra khí CO2?

Email được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu. Khi số lượng email lũy kế lên. Trung tâm dữ liệu sẽ sử dụng điện để tạo thêm không gian lưu trữ và thải ra khí CO2. Điều này gây nên ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu. Ngày nay, nhiều người làm việc ở nhà hơn kể từ sau covid 19. Và họ sử dụng nhiều email hơn. Khi số lượng người dùng tăng lên thì một lượng lớn email lũy kế lên trong thư mục đến, thư rác và thùng rác. Lượng khí thải CO2 được thải ra bởi một email là 4g. Nếu chúng ta xóa 500.000 email chúng ta có thể giảm 2.021kg khí CO2. Đây là khối lượng khí CO2 được thải ra bởi một chiếc ôtô cỡ trung trong 1 năm. Trong 3 tháng đầu năm 2024, số lượng Email được xóa là 505.250 email trên địa bàn quận Hoàng Mai và quận Hà Đông – thành phố Hà Nội.

Một trong những nơi sử dụng nhiều cốc giấy nhất là tại nơi làm việc – nơi chúng ta uống nhiều cafe nhất, và trung bình một nhân viên sử dụng 2 chiếc cốc giấy mỗi ngày. Nếu chúng ta sử dụng cốc tái chế thay cho cốc giấy trong vòng 1 năm, lượng CO2 giảm thiểu là 3,5 kg, tương đương với việc trồng 1 cây xanh. Bạn có biết rằng cần mất 20 năm để cốc giấy dùng một lần có thể phân hủy một cách tự nhiên. Ngay cả vào lúc này Trái đất đang phải chịu đựng từ những chiếc cốc giấy mà chúng ta sản xuất. Ngoài ra Polyethylene coating bọc chống ăn mòn xung quanh bên trong cốc giấy là yếu tố làm tăng chi phí và nhân lực khi phân loại bổ sung cho việc tái chế cốc giấy.

Ngoài ra môi trường công sở cũng là nơi dễ dàng có thể thực hiện chiến dịch này bằng cách sử dụng cốc cá nhân thay cho cốc giấy.

Workshop “Tự thiết kế cốc tái sử dụng” thuộc khuôn khổ của chiến dịch “Nơi làm việc xanh” được tổ chức tại Tầng 2, số 249 Lô C8 KĐT Đại Kim, phường Đại Kim, Q.Hoàng mai, TP. Hà Nội thu hút hơn 30 nhân viên công sở tham gia

Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều góp phần vào mục tiêu lớn lao: bảo vệ môi trường và tạo dựng một tương lai bền vững. Dự án “Hà Nội xanh” là một lời kêu gọi mạnh mẽ đến tất cả chúng ta. Nếu chúng ta cùng nhau thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như tiết kiệm năng lượng, nước, sử dụng phương tiện giao thông công cộng và thay đổi lối sống, chúng ta có thể tiến gần hơn tới một tương lai xanh, không chỉ cho Việt Nam mà còn cho toàn cầu.

Mỗi cá nhân hãy cùng hành động để Bảo vệ môi trường, để “tiến gần hơn một bước tới một Hà Nội xanh”!

Theo baotainguyenmoitruong.vn

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version