Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên, trong đó khí quyển của Trái Đất giữ lại một phần nhiệt lượng từ Mặt Trời, giúp duy trì nhiệt độ bề mặt ở mức phù hợp cho sự sống. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, hoạt động của con người đã làm tăng đáng kể lượng khí thải nhà kính, dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu, hiện tượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam cũng nổi lên từ đó.

Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, đối mặt với những thách thức lớn về biến đổi khí hậu, trong đó phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan ngại. Trong tương lai, việc giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối với Việt Nam mà còn cho toàn thế giới. Do đó, việc hợp tác quốc tế và các chính sách phù hợp sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

1. Hiệu ứng khí nhà kính là gì ?

Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi một số loại khí nhất định được gọi là khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển của Trái đất. Những loại khí này, xuất hiện tự nhiên trong khí quyển, bao gồm carbon dioxide, methane, nitơ oxit và khí flo đôi khi được gọi là chlorofluorocarbon (CFC),…

Khí nhà kính cho phép ánh sáng mặt trời chiếu vào bề mặt Trái đất, nhưng chúng giữ lại nhiệt phản xạ trở lại bầu khí quyển. Theo cách này, chúng hoạt động giống như các bức tường kính cách nhiệt của nhà kính. Hiệu ứng nhà kính giúp khí hậu của Trái đất dễ chịu, nếu không có nó, nhiệt độ bề mặt sẽ mát hơn khoảng 33 độ C (60 độ F) và nhiều dạng sống sẽ bị đóng băng.

Tuy nhiên, khi lượng khí nhà kính tăng quá mức do hoạt động của con người, hiệu ứng nhà kính trở nên mạnh mẽ hơn, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tự nhiên, trong đó khí quyển của Trái Đất giữ lại một phần nhiệt lượng từ Mặt Trời, giúp duy trì nhiệt độ bề mặt ở mức phù hợp cho sự sống. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, hoạt động của con người đã làm tăng đáng kể lượng khí thải nhà kính, dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu, hiện tượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam cũng nổi lên từ đó.

Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, đối mặt với những thách thức lớn về biến đổi khí hậu, trong đó phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là một vấn đề đáng quan ngại. Trong tương lai, việc giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam là một nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối với Việt Nam mà còn cho toàn thế giới. Do đó, việc hợp tác quốc tế và các chính sách phù hợp sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

1. Hiệu ứng khí nhà kính là gì ?

Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi một số loại khí nhất định được gọi là khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển của Trái đất. Những loại khí này, xuất hiện tự nhiên trong khí quyển, bao gồm carbon dioxide, methane, nitơ oxit và khí flo đôi khi được gọi là chlorofluorocarbon (CFC),… 

Khí nhà kính cho phép ánh sáng mặt trời chiếu vào bề mặt Trái đất, nhưng chúng giữ lại nhiệt phản xạ trở lại bầu khí quyển. Theo cách này, chúng hoạt động giống như các bức tường kính cách nhiệt của nhà kính. Hiệu ứng nhà kính giúp khí hậu của Trái đất dễ chịu, nếu không có nó, nhiệt độ bề mặt sẽ mát hơn khoảng 33 độ C (60 độ F) và nhiều dạng sống sẽ bị đóng băng. 

Tuy nhiên, khi lượng khí nhà kính tăng quá mức do hoạt động của con người, hiệu ứng nhà kính trở nên mạnh mẽ hơn, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. 

2. Hiệu ứng khí nhà kính do khí nào ?

Ảnh minh họa 1: Khí nhà kính

Sự đóng góp của khí nhà kính vào hiệu ứng nhà kính phụ thuộc vào lượng nhiệt mà nó hấp thụ, lượng nhiệt mà nó bức xạ lại và lượng khí này có trong khí quyển. 

Theo thứ tự giảm dần, các loại khí góp phần lớn nhất vào hiệu ứng nhà kính của Trái Đất là:

  • Hơi nước (H2O)

Bề mặt càng nóng, tốc độ bay hơi của nước từ bề mặt càng lớn. Do đó, sự bay hơi tăng lên dẫn đến nồng độ hơi nước cao hơn ở tầng dưới của khí quyển, có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại và phát xạ trở lại bề mặt. Vòng xoáy này khuếch đại hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng nhanh hơn.

  • Carbon dioxide (CO2)

Là khí nhà kính chính, chiếm khoảng 75% tổng lượng khí nhà kính gây ra bởi con người. Nó có thể tồn tại trong khí quyển hàng nghìn năm. CO2 được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt tự nhiên cũng như chất thải rắn.

  • Nitrous oxide (N2O)

Là khí nhà kính mạnh hơn CO2 khoảng 300 lần. N2O được tạo ra từ quá trình sản xuất phân bón, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động khác. N2O chiếm một phần tương đối nhỏ trong tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu – khoảng 6%.

  • Methane (CH4)

(CH4) tồn tại trong khí quyển trong khoảng 12 năm, ít thời gian hơn so với carbon dioxide, nhưng nó mạnh hơn nhiều về mặt hiệu ứng nhà kính. Trên thực tế, tính theo pound, tác động nóng lên toàn cầu của nó lớn hơn gần 30 lần so với carbon dioxide trong khoảng thời gian 100 năm. 

CH4 được tạo ra từ quá trình phân hủy sinh học trong các khu vực ngập nước, bãi rác, ngành công nghiệp khí đốt và dầu khí tự nhiên, chăn nuôi gia súc và các hoạt động nông nghiệp khác.

  • Ozone (O3)

Là một khí nhà kính tự nhiên, nhưng cũng có thể được tạo ra bởi các hoạt động của con người. Ozone ở tầng bình lưu có tác dụng bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ có hại từ mặt trời, nhưng ozone ở tầng đối lưu có thể gây ô nhiễm không khí.

  • Khí công nghiệp

Các khí Fluorinated như hydrofluorocarbon, perfluorocarbon, chlorofluorocarbon, sulfur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3) có khả năng giữ nhiệt cao hơn CO2 hàng nghìn lần và tồn tại trong khí quyển hàng trăm đến hàng nghìn năm. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng khí thải, chúng được sử dụng làm chất lạnh, dung môi và trong sản xuất, đôi khi xuất hiện dưới dạng sản phẩm phụ. 

3. Thực trạng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Mặc dù khí thải có thể là kết quả của các nguyên nhân tự nhiên, nhưng chúng chủ yếu là kết quả từ các hoạt động của con người, đặc biệt là việc đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng và vận chuyển.

Ảnh 1: Thực trạng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

Trong giai đoạn 2000-2014, lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam tăng từ 150,90 triệu tấn CO2 tương đương lên 283,97 triệu tấn CO2 tương đương (tăng 1,88 lần). Mốc 2014 được chọn do đây là năm Việt Nam thực hiện kiểm kê khí nhà kính và có số liệu thực tế ở quy mô quốc gia. 

Xét theo lĩnh vực, phát thải từ lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất, lần lượt chiếm 60,4% và 31,6% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia năm 2014. Trên bình diện toàn cầu, phát thải khí nhà kính ở Việt Nam chiếm 0,4% (năm 2000) và tăng lên 0,7% (năm 2014). 

Trong nông nghiệp, ngành canh tác lúa và đất nông nghiệp phát thải nhiều nhất, chiếm tương ứng 50% và gần 27% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực này năm 2014. Trồng lúa là ngành đóng góp lớn nhất vào tổng lượng khí nhà kính phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp do đây là ngành phát thải lượng lớn khí metan (CH4) và oxit nitơ (N2O). Ngành công nghiệp phát thải 38,61 triệu tấn CO2 tương đương. Riêng lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp không phát thải và đã hấp thụ được 37,54 triệu tấn CO2 tương đương. 

Trong đó phát thải khí nhà kính ở Việt Nam giai đoạn 2014-2030, xét theo lĩnh vực, lượng khí nhà kính phát thải trong các lĩnh vực (năng lượng, nông nghiệp, IP, chất thải) đều có xu hướng tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2014-2030 (số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020)). 

Cụ thể, theo dự báo, lượng khí nhà kính phát thải tăng từ 283,97 triệu tấn CO2 tương đương (2014) lên 927,9 triệu tấn CO2 tương đương (2030) (tăng 3,2 lần). Trong đó, phát thải trong lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 73,1%), lĩnh vực IP vượt lên đứng vị trí thứ hai (15,1%), lĩnh vực nông nghiệp đứng thứ ba (chiếm 12,1%) và lĩnh vực chất thải đứng thứ tư (chiếm 5,0%). 

Trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước. Mức cắt giảm có thể tăng lên 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Các chuyên gia môi trường cho rằng, những năm qua, lượng khí thải chủ yếu ở Việt Nam đến từ hoạt động giao thông và năng lượng cố định, chiếm hơn 90% tổng lượng khí thải mà nước ta đang đối diện.

Ảnh minh họa 2: Thực hiện cam kết giảm phát thải

Ngoài ra, các mục tiêu cũng như nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 – đề ra các nhiệm vụ trọng tâm bắt buộc thực hiện, các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện và các nhiệm vụ khuyến khích thực hiện như nhiệm vụ “Thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải” giao Bộ Giao thông vận tải thực hiện, khuyến khích thực hiện giai đoạn từ 2016 – 2020 và bắt buộc thực hiện từ năm 2021 – 2030. 

5. Kết luận

Như vậy, có thể thấy chính phủ và các bộ, ngành đã xác định rõ những vấn đề hạn chế trong việc sử dụng phương tiện dùng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu diesel) và sự cần thiết chuyển đổi sang sử dụng phương tiện dùng điện hoặc nhiên liệu là khí tự nhiên để cắt giảm việc phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. 

Đây cũng là giải pháp của rất nhiều quốc gia từ hơn hai thập kỷ qua, nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và giải quyết vấn đề năng lượng, khi trữ lượng nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Đến nay, nhiều tổ chức, nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã và đang nghiên cứu, phát triển các phương tiện dùng điện hoặc nhiên liệu là khí tự nhiên.

Theo FPT Digital

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version