Ô nhiễm nước từ hoạt động sản xuất nông nghiệp không bền vững đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái, một vấn đề thường được các nhà hoạch định chính sách chưa nhận định đúng đắn và nhận thức người nông dân còn thấp.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) và Viện Quản lý Nước Quốc tế, ở nhiều nước trên thế giới, nguồn gây ô nhiễm nước lớn nhất hiện nay là nông nghiệp – không phải là đô thị hay công nghiệp – trong khi trên toàn thế giới, chất gây ô nhiễm phổ biến nhất được tìm thấy trong tầng nước ngầm là ni-tơ từ canh tác.
Nông nghiệp hiện đại chịu trách nhiệm thải loại khối lượng lớn các chất hóa nông, chất hữu cơ, cặn lắng và muối vào các nguồn nước. Sự ô nhiễm này ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên thế giới và làm tiêu tốn hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
Các chất gây ô nhiễm nông nghiệp là mối quan ngại lớn nhất đối với sức khỏe con người, là nguồn bệnh từ chăn nuôi, thuốc trừ sâu, ni-tơ trong nước ngầm, các nguyên tố kim loại và các chất gây ô nhiễm mới nổi, bao gồm kháng sinh và gien kháng kháng sinh được bài tiết bởi gia súc.
Báo cáo mới cho thấy đánh giá toàn diện nhất các tài liệu khoa học về vấn đề vấn đề này cho đến ngày hôm nay, nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống thông tin và đưa ra các giải pháp chính sách và quy mô trang trại trong một tài liệu tham khảo tổng hợp.
Theo báo cáo, ô nhiễm nước từ nông nghiệp là một thách thức phức tạp và quản lý hiệu quả đòi hỏi một loạt các phản ứng. Cách hiệu quả nhất để giảm thiểu áp lực đối với các hệ sinh thái thủy sinh và các hệ sinh thái nông thôn là hạn chế phát tán các chất gây ô nhiễm tại nguồn hoặc chặn chúng trước khi chúng đến các hệ sinh thái dễ bị tổn thương.
Một cách để làm điều này là phát triển các chính sách và ưu đãi khuyến khích người dân áp dụng chế độ ăn uống bền vững hơn và hạn chế tăng nhu cầu về thực phẩm với dấu chân môi trường lớn – ví dụ như thuế và trợ cấp.
Ở cấp độ người tiêu dùng, việc giảm chất thải thực phẩm có thể hữu ích. Một nghiên cứu được đề cập trong báo cáo ước tính rằng ô nhiễm nitơ từ chất thải thực phẩm tăng lên tới 6,3 teragram mỗi năm.
Các công cụ quản lý “truyền thống” cũng sẽ tiếp tục là một công cụ quan trọng trong việc giảm khối lượng các chất gây ô nhiễm nông nghiệp. Chúng bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng nước; giấy phép xả thải; bắt buộc thực hành tốt nhất; đánh giá tác động môi trường đối với một số hoạt động canh tác; vùng đệm xung quanh các trang trại; hạn chế về hoạt động canh tác nông nghiệp hoặc vị trí trang trại; và giới hạn về tiếp thị và bán các sản phẩm nguy hiểm.
M.H (Theo EurekAlert)